Khu vực hạ nguồn của sông Liên Giang trở thành vùng đất chiếm không được mà bỏ thì tiếc với nước Giang. Họ không dám chiếm lại vì nếu như thế thì quân sỹ của họ ở đây sẽ bị đưa vào thế ba mặt giáp địch. Chưa kể đến việc nước Lương đang giống như cố tình bỏ trống nơi này để dụ họ vào. Họ không nỡ bỏ vì vùng đất này cũng tính là một vùng đất màu mỡ, bỏ đi tất nhiên là mất đi một phần quốc lực.
Sau trận thua ở Thiên Đông Cảng thì vua Thuần Chính quyết định bỏ. Bây giờ còn tiếc con cá nhỏ sợ rằng sẽ mất luôn cả lưới. Vì thế mà quân Thịnh đã lui hẳn về phía sau các thuỷ trại được Giang Hạo bố trí theo dòng chảy của sông Liên Giang. Nước Giang lại quay trở lại với thời kỳ trước chỉ dùng địa lợi để chiến đấu chứ không như 10 năm vừa rồi luôn đánh trực diện với nước Lương nữa.
Trong khi đó thì Lương An cũng làm y như nước Giang ngày trước đối với nước Lương là phong toả đường biển. Toàn bộ thuỷ quân nước Lương dồn hết lên phía bắc để giữ tuyến đường biển từ Hải Quốc vào cảng Thiên Đông. Nước Lương quyết tâm không cho bất cứ tàu của nước Giang nào đi xuống phía nam. Việc này coi như cắt đứt mối liên hệ cuối cùng của vùng hạ lưu sông Liên Giang với nước Giang.
Hiện tại thuỷ quân nước Lương có tổng cộng khoảng 80 tàu trong đó có 20 tàu là cỡ lớn bên trên có 200 binh sỹ. Còn lại là tàu cỡ trung có 100 người. Số lượng tàu này đủ để chiến đấu với lực lượng thuỷ quân bằng 1 phần 3 toàn bộ thuỷ quân nước Giang. Giang Hạo cũng không định đánh vào lúc này khi mà Lương An và Diệp Tinh Hà chưa quay về trở về trong nước.
Nước Lương cũng nhanh chóng tiếp quản vùng hạ nguồn sông Liên Giang khi sau một thời gian theo dõi không thấy quân Giang đến chiếm lại. Chiến dịch lần này thành công hơn so với dự tính ban đầu của Lương An khi mà lúc đầu hướng phía tây chỉ là nghi binh để tạo thời cơ cho việc chiếm Thiên Đông Cảng.
Các chính sách đối với vùng hạ nguồn sông Liên Giang cũng được thiết lập y như những vùng khác được nước Lương chiếm. Chính quyền địa phương phần lớn vẫn là người cũ chỉ là luật lệ được thay đổi thành luật ở nước Lương. Cùng với đó thì nơi đây cũng được xác nhập vào Hạ Liên Phủ khiến cho phủ này rộng lên trong thấy.
Đông Hải Doanh sau khi chuyển doanh trại chính lên phía bắc thì lúc này đã không còn liên quan đến Liên Cực Cảng nữa. Nơi đây bây giờ chỉ là một căn cứ đơn lẻ và không còn có lực lượng bảo vệ vòng ngoài. Quân số thường trực cũng giảm đi chỉ còn 5000 người và chủ yếu là quân phòng thủ bờ biển. Khu vực dân sự cũng không còn tồn tại ở Liên Cực Cảng, dù sao thì chỗ này cũng khá nhỏ cho nên cũng không ảnh hưởng gì đến kinh tế tổng thể của nước Lương. Những người dân chủ yếu là diêm dân này đều được chuyển đến Cảng Nam Hải để được sống một cuộc sống thoải mái hơn.
Thuỷ quân nước Lương cũng tiến lên phía bắc là làm cho Cảng Bạch Sa lại quay trở về thời kỳ trước kia khi mà xướng đóng tàu ở đây chỉ còn đóng những con tàu nhỏ làm tàu vận chuyển hoặc là nơi sửa chữa khẩn cấp cho lực lượng thuỷ quân. Còn thuỷ trại ở đây chính thức đã bị loại bỏ. Bây giờ thuỷ quân nước Lương đóng dọc theo bờ biển từ Thiên Đông Cảng cho đến Liên Cực Cảng. Trong đó lực lượng chính vẫn ở Cảng Nam Hải khi nơi đây là nơi đóng các tàu chiến lớn.
Hiện tại tàu buôn của hai nước ngoài biển đã chia thành hai tuyến rất rõ ràng. Một là đi vòng lên theo hướng bắc cập vào khu vực bán đảo nước Giang để buôn bán với nước Giang. Còn một nửa còn lại đi thẳng theo hướng đông rồi vào cảng Nam Hải hoặc Thiên Đông Cảng để buôn bán với nước Lương. Hiện tại có một vấn đề là mặt hàng nước Giang có thì nước Lương cũng có mà mặt hàng nước Lương có thì chưa chắc nước Giang đã có. Vì thế mà những thương nhân này đều chọn đến nước Lương mà không đến nước Giang. Việc này chẳng khác gì nước Lương đang phong toả nước Giang như lúc trước họ từng bị tương tự.
Nước Giang lần này bị thiệt hại nặng về mặt kinh tế. Đây cũng là mục đích chính của việc Lương An chiếm Thiên Đông Cảng. Làm suy yếu quân đội thì dễ còn làm suy yếu quốc lực mới khó. Chiến dịch lần này của Lương An là đánh vào quốc lực của nước Giang chứ không phải đánh vào quân đội. Cho nên khi quân Giang rút lui, Lương An không hề có ý ngăn cản họ.
Khi tình hình ở Thiên Đông Cảng bắt đầu ổn định hơn thì Lương An để cho Minh Võ quay về Đông Hải Doanh trực tiếp lo việc phòng thủ nơi này từ trên bộ. Doanh trại chính của Đông Hải Doanh đã được chuyển đến khu vực bên ngoài Thiên Đông Cảng cho nên việc phòng thủ ở đây là không có vấn đề. Thiên Đông Cảng được xây dựng lại thành một khu vực buôn bán dân sự cho nên nơi đây đang trở thành một công trường lớn. Cầu cảng và các khu vực neo đậu tàu thuyền được mở rộng ra. Khu nhà ở trên bờ cùng với những cửa hàng mới cũng nhanh chóng được mở. Và Lương An cũng cơ cấu một chỗ cho người Lạc. Người Lạc rất ít buôn bán với thương nhân bên ngoài cho nên lần này là tạo cơ hội cho họ tiếp xúc thêm với những thứ mới.
Lương An cũng lệnh cho chỉ huy ở Cảng Nam Hải và Liên Cực Cảng luôn phải giữ sự liên lạc với Đông Hải Doanh và phải chấp hành mệnh lệnh của Minh Võ một cách tuyệt đối. Về mặt luật lệ thì hai nơi này hiện đang là hai căn cứ riêng lẻ chỉ nghe lệnh của Binh Bộ. Họ vốn không cần nghe lời Minh Võ cho nên Lương An mới phải để lại khẩu dụ như vậy.
Mục tiêu của Lương An là làm cho Thiên Đông Cảng phát triển gấp đôi lúc trước về mặt dân sự trong 3 năm cho nên vừa về đến trong nước thì Lương An đã lệnh cho Nội Bộ đưa một người ưu tú đến đây làm Tri Huyện. Ai cũng muốn lấy lòng bệ hạ cho nên rất nhiều quan viên trẻ trong Nội Bộ đều tình nguyện đi đến nơi xa xôi này.
Việc Lương An và Diệp Tinh Hà quay về là tin tức tốt với nước Giang. Họ vẫn muốn chiếm lại vùng Thiên Đông Cảng cho nên họ lại tiếp tục chuẩn bị một lực lượng cho việc tấn công nơi này. Lương An cũng đã dự tính đến điều này cho nên mới để cho Liên Đông Doanh cũng tiến lên gần phía Thiên Đông Cảng đễ sẵn sàng phối hợp phòng ngự. Với lực lượng 11 vạn quân với 1 Lĩnh Vực chỉ huy cùng 50 tàu chiến thì rõ ràng là nước Giang cần phải tổ chức một lực lượng lớn hơn như thế thì mới có cơ hội chiến thắng.
Bây giờ mà nước Giang huy động một lực lượng lớn như thế thì nước Lương chắc chắn sẽ phát hiện được nhờ tin tình báo của Hộ Long Sơn Trang. Như vậy thì Lương An hoặc Diệp Tinh Hà sẽ có thể đến nơi sau chỉ 10 ngày di chuyển trên biển. Một khi hai người đến nơi thì nước Giang không còn cơ hội chiến thắng. Kể cả có chiếm được cảng rồi thì cũng sẽ bị đánh bật ra trở lại. Vua Thuần Chính nhận ra việc này cho nên đã dừng kế hoạch tấn công Thiên Đông Cảng lại chờ thời cơ thích hợp hơn.
Nước Lương kiềm chế nước Giang cũng là phần nào đó kiềm chế nước Thịnh khi trước đó hai bên đã hình thành liên minh. Một bên bị tổn thương thì bên còn lại cũng sẽ bị kéo chân lại. Vì hiện tại cả hai nước Giang và Thịnh đều hiểu rõ đánh một mình với nước Lương thì cả hai không có khả năng chiến thắng. Nước Thịnh phải dốc hết sức thì mới có thể đánh hoà.
Việc nước Lương dễ dàng chiếm được vùng hạ nguồn sông Liên Giang làm cho nước Thịnh cũng phải đánh giá lại sức mạnh của nước Lương. Hiện tại thì nước Lương có đến 9 Lĩnh Vực. Hơn nữa còn có Lương An và Diệp Tinh Hà. Với sức mạnh như hiện tại nước Lương hoàn toàn có thể đánh bại nước Thịnh một cách triệt để thậm chí có thể đánh đến tận thành Thịnh Kinh. Vì thế mà nước Thịnh buộc phải tăng tốc trong việc gia tăng lực lượng. Hiện tại binh sỹ của nước Thịnh cũng đang được huấn luyện theo phương thức mới ở phương bắc và nước Thịnh đang muốn tăng quân lên tiệm cận mức 50 vạn, số lượng Lĩnh Vực sẽ đến mức 10 người.
Hiện tại tuyến biên giới của nước Thịnh giáp với nước Lương đang nằm dưới sự kiểm soát của nước Lương sau chiến dịch phá hoại lần trước. Nước Thịnh vẫn chưa khôi phục lại lực lượng ở vùng biên giới được do thời gian để xây dựng lại các căn cứ là khá lâu. Trong năm nay chắc chắn là không thể xong được. Cũng vì thế mà khi nước Giang bị tấn công mà nước Thịnh lại không thể tranh thủ đánh phía sau lưng nước Lương được.
Tuy đã mất quyền kiểm soát vùng hạ lưu sông Liên Giang nhưng nước Giang tính ra vẫn có thể tác động được đến vùng đất này nhờ dòng chảy của sông Liên Giang. Nước Giang ở trên thượng nguồn cho nên việc nước lên xuống là do bọn họ chủ động còn vùng Hạ Liên của nước Lương chỉ có thể thuận theo con nước. Mà nếu nước Giang muốn thì họ có thể làm cho vùng này hoàn toàn không còn nước tưới nữa. Tuy nhiên nó cũng sẽ gây ra một hậu quả nghiêm trọng cho nước Giang khi dòng chảy thay đổi. Vua Thuần Chính không định làm cách hại mình hại người này mà chỉ định thuận nước đẩy thuyền mà thôi.
Mùa mưa sắp đến nếu như nước Giang giữ nước lại một chút rồi mới xả ra thì sẽ tạo thành một cơn lũ xuống hạ nguồn. Như vậy thì toàn bộ vùng này cùng với khu vực xung quanh Hạ Liên Phủ của nước Lương đều sẽ chìm trong nước. Mà việc này thì Lương An có tài giỏi đến đâu cũng không thể chống đỡ được. Phải biết rằng mùa mưa ở sông Liên Giang không êm đềm như mùa mưa ở sông Đông Giang. Con sông này càng xuống cuối dòng thì nước càng chảy mạnh. Cuối nguồn đổ ra biển còn tạo thành một cửa sông lớn. Lũ trên con sông này có thể gọi là thảm hoạ được.
Thật ra Lương An cũng có tính đến vấn đề này từ lúc chiếm được vùng Hạ Liên chứ không phải đến bây giờ. Vì thế mà Công Bộ nước Lương đang huy động dân chúng tại chỗ mở thêm các nhánh sông thoát nước ra biển cũng như đào các hồ chứ để vừa có tác dụng thoát lũ vừa dự trữ nước cho mùa hạn hán. Đê dọc theo sông Liên Giang cũng đang được nâng cao cũng như gia cố vững chắc hơn. Nước Giang đã bị cắt đứt liên lạc hoàn toàn với vùng Hạ Liên cho nên không biết là nước Lương đang có hoạt động ứng phó trước với mưu đồ của mình.
Nội Bộ của nước Lương cũng đang nhanh chóng thẩm tra lại quan lại địa phương để có thể đưa cuộc sống tại vùng này quay lại bình thường. Đặc biệt là đời sống của người dân cần được giữ ổn định nhất có thể trong quá trình chuyển giao.
Thành công của chiến dịch lần này đã cho Lương An một đường lối rõ ràng trong việc đối đầu với nước Giang. Nước Giang dễ bị tổn thương hơn nước Thịnh do chính địa hình đặc thù của mình. Chỉ cần chia cắt từng phần và vây lấn thì theo Lương An dự tính trong vòng 15 đến 20 năm nước Lương hoàn toàn có thể thôn tính hoàn toàn nước Giang.