Quân Lương ở phía mặt trận nước Thịnh sau khi nghỉ ngơi ba ngày thì Diệp Tinh Hà bắt đầu dẫn họ tấn công về phía nước Thịnh. Từ Đại Nam Thành tiến lên phía bắc thì phần còn lại có 5 thành trì chính nữa và Quân Thịnh đang đóng ở thành xa nhất từ phía nước Lương cũng là thành gần nội địa nước Thịnh nhất. Họ đóng ở đây cũng là chuẩn bị sẵn cho việc rút lui. Rõ ràng là Thịnh Văn tính cả đến vấn đề là nước Thịnh sẽ mất nốt phần còn lại của vùng đồng bằng phía nam.
Các thành trì ở phía ngoài cùng lúc này gần như đã không còn người nữa khi quân Thịnh đã được lệnh bỏ những nơi này để tập trung cùng với đại quân. Như vậy sẽ đản bảo được tối đa lực lượng quân Thịnh khi không bị mất những phần ở lại bảo vệ thành trì khi quân Lương tấn công.
Quân Lương khi đến đây đều không gặp phải bất cứ sự kháng cự nào mà cứ thế một mạch tiến đến. Diệp Tinh Hà sau đó phái người đi do thám xung quanh thì quân Thịnh thậm chí mang theo cả dân chúng ở khu vực lân cận. Họ còn phá bỏ toàn bộ những thứ mà quân Lương có thể tận dụng được quyết tâm không cho nước Lương được hưởng lợi từ vùng đất này.
Diệp Tinh Hà thật ra chỉ lo lắng việc nước Thịnh sẽ có phục binh trên đường chứ chẳng quan tâm lắm đến việc nước Thịnh làm gì với vùng đất này. Chỉ cần một thời gian thì nước Lương có thể khôi phục lại nó trở về trạng thái bình thường được. Mấy ngày sau thì quân Lương đã tiếp cận được phạm vị đóng quân của quân Thịnh. Vua Hưng Nghiệp đã có chỉ thị rằng nếu không cần thiết thì đừng đánh. Nói thật nếu bây giờ dựa vào tường thành bảo vệ chiến đấu thì quân Thịnh có thể cầm cự được một hoặc hai thậm chí nhiều ngày hơn. Vấn đề là như vậy thì chỉ tổn thất thêm quân cho nên Thịnh Văn chỉ muốn xác định xem Diệp Tinh Hà đã làm gì Linh Miêu mà thôi.
Khi quân Lương đến nơi Diệp Tinh Hà lập tức ra lệnh tấn công mà không suy nghĩ lấy chỉ một cái chớp mắt. Quân Lương ngay lập tức tràn lên tấn công. Tất nhiên Diệp Tinh Hà sẽ đi đầu để mở đường cho binh sỹ. Quân Lương nhắm thẳng vào cổng thành mà tiến. Cổng thành dù có chắc chắn đến đâu thì dưới sức công phá của Diệp Tinh Hà cùng Chu Hùng Thống Lĩnh thì cũng không thể đứng vững được. Dù cho bên trên Thịnh Văn cùng với hai người còn lại ra sức ngăn cản. Hiện tại thì nước Lương đang có lợi hơn 1 Lĩnh Vực nên chưa đến nửa canh giờ thì cổng thành đã bị phá. Quân Thịnh buộc phải rút lui thêm lần nữa.
Thịnh Văn lần này vẫn chưa đạt được mục đích cho nên đành phải vừa lui vừa dùng lời nói.
- Các ngươi đã làm gì người đó rồi?
- Ngươi muốn biết đáp án thì tự đến mà hỏi.
Diệp Tinh Hà không hề ngần ngại mà tấn công áp đảo. Thịnh Văn đã có chuẩn bị trước cho nên lập tức bỏ chạy thoát thân. Trường hợp xấu nhất có xảy ra thì mất 1 Lĩnh Vực vẫn còn hơn là mất 2.
Sau khi chiếm được thành cuối cùng thì quân Lương không tiếp tục đuổi theo mà bắt đầu chia binh ra thu thập nốt các làng mạc xung quanh. Tất cả vùng đất này cần được đổi chủ về nước Lương. Bắc Lương Doanh sẽ tạm thời trông coi vùng này cho đến khi có điều động từ Lương An.
Còn lực lượng người Lạc thì tranh thủ quay về. Dù sao thì nhiệm vụ của họ cũng đã kết thúc. Không cần phải ở lại thêm nữa. Thần Võ Doanh vẫn tiếp tục ở lại bọc phía sau cho Bắc Lương Doanh. Còn Hắc Long Quân thì cũng quay về đại doanh cùng người Lạc. Hiện tại họ là đội dự bị chiến lược nhưng người Lạc đã đưa hết quân ra Lạc Thành cho nên cần có họ để bảo vệ cho Thiên Mộ.
Các lực lượng còn lại bao gồm quân của Thanh Lâm Doanh, Cấm Vệ Quân và Lăng Vệ đều quay về. Chỉ có Mục Vân là vẫn ở lại cùng Diệp Tinh Hà để có 3 Lĩnh Vực sẵn sàng chiến đấu. Dù sao thì Chu Hùng Thống Lĩnh cũng là người bị thương nhiều nhất trong bốn người có Lĩnh Vực. Để ông ấy quay về dưỡng thương là việc nên làm.
Lúc này ở hướng nước Giang. Lương An đã bắt đầu tản lực lượng ra chứ không còn tập trung ở vùng La Thành nữa. Nam Giang Doanh cùng với quân canh phòng biên giới đều quay về vị trí cũ còn Đông Hải Doanh vẫn dưới sự chỉ huy trực tiếp của Lương An tiếp tục ở trong trạng thái sẵn sàng. Nhưng sau đó thì Lương An nhận được tin tức về việc mặt trận phía nước Thịnh cũng đã thắng cho nên Lương An quyết định điều Đông Hải Doanh lên đường cùng mình và Dương Mặc. Không chỉ như vậy mà lực lượng thuỷ quân ở Liên Cực Cảng và Nam Hải Cảng cũng được điều động đi lên phía bắc. Mục tiêu của Lương An là đánh cảng biển lớn tiếp theo của nước Giang.
Từ Nam Hải Cảng đi lên phía bắc theo đường biển tầm 4 đến 5 ngày nữa là đến một cảng biển lớn gọi là Thiên Đông Cảng. Đây là cảng lớn thứ 4 của nước Giang sau bến cảng ở thành Giang Hải, bến cảng chính ở vùng bán đảo cùng cảng lớn nhất phía bắc của nước Giang họi là Cảng Bắc Bình.
Lực lượng tàu chiến của nước Giang ở Thiên Đông Cảng tính là mạnh vì họ có khoảng 40 tàu chiến cỡ trung cùng với 10 tàu chiến cỡ lớn. Lực lượng này bằng cả thuỷ quân nước Lương cộng lại. Lương An điều thuỷ quân đến chỉ là như nước Giang làm lúc trước muốn phong toả bến cảng phía trên biển thu hút sự chú ý của nước Giang. Để cho bộ binh thừa cơ tấn công vào.
Tính ra ở mặt trận nước Giang nước Lương có thiệt hại rất ít về người còn nước Giang mang 20 vạn quân đến cũng chỉ mất khoảng 2 3 vạn trong lúc công thành. Họ cũng không coi là thiệt hại nặng nhưng khi rút quân về Giang Hạo lại chỉ tập trung vào phòng thủ ở hướng phía bên trong nội địa mà không hề tính đến việc quân Lương tấn công ngoài biển.
Các tàu của thuỷ quân nước Lương kiêm thêm cả nhiệm vụ chở quân nữa. Thực ra Đông Hải Doanh cũng không phải là mang toàn bộ quân số 5 vạn đi. Lương An chỉ mang theo có 1 vạn người mà thôi. Bốn vạn còn lại cũng làm nhiệm vụ đánh lạc hướng tiếp khi mà Minh Võ chỉ huy họ tấn công các vùng hiện tại thuộc biên giới nước Giang tính từ La Thành.
Một vạn người chia ra mấy chục tàu chiến cho nên cũng không tính là chật chội lắm. Và họ cùng với Lương An và Dương Mặc được thả xuống trước ở khu vực cách cảng Thiên Đông khoảng 200 dặm rồi tự hành quân đến vị trí mục tiêu. Cũng may là có Hộ Long Sơn Trang lo trước vụ bản đồ nếu không thì 200 dặm này quân Lương chắc phải mất vài ngày mò mẫm với đến được nơi. Tính bất ngờ cũng sẽ biến mất khi nước Giang phát hiện ra.
Đúng theo kế hoạch các tàu thuỷ quân nước Lương xuất hiện bên ngoài khu vực Thiên Đông Cảng làm cho lực lượng ở đây lập tức phải ra khơi chặn đánh. Với quân lực gần như ngang bằng thì rõ ràng là tàu chiến có máy bắn tên của nước Lương có sức tấn công cao hơn. Hai nước vốn chưa bao giờ thật sự chiến đấu trên biển với nhau cho nên thuỷ quân nước Giang luôn luôn coi thường thuỷ quân nước Lương. Đây chính là sai lầm chí mạng của họ và tất nhiên là họ phải trả giá. Những mũi tên lớn từ máy bắn tên trên tàu chiến nước Lương nhanh chóng khoan thủng những tàu đi đầu của nước Giang làm chúng bị chìm.
Tầm bắn vượt trội của máy bắn tên nước Lương làm cho tàu chiến nước Giang buộc phải thay đổi chiến lược. Họ quyết định tăng tốc cập mạn rồi tràn sang tấn công chiếm tàu. Chỉ có những đội thuỷ binh lão luyện mới có thể sử dụng chiến thuật này bởi vì khi lao lên thì trước tiên họ phải vượt qua được máy bắn tên đã. Đội hình nước Giang không tiếc lấy đội tàu cỡ đại ra làm lá chắn để cho những tàu cỡ trung có vận tốc lớn hơn lao về phía nước Lương. Binh sỹ thuỷ quân nước Lương yếu về kinh nghiệm tác chiến cho nên lúc này chỉ biết tấn công tất cả mục tiêu trong tầm bắn của họ.
Cũng đúng vào lúc này thì một vạn quân do Lương An và Dương Mặc chỉ uy ào về phía Thiên Đông Cảng. Ở đây không được xây dựng thành căn cứ phòng ngự như ở nước Cảng Nam Hải cho nên rất dễ dàng bị 1 vạn quân này ập vào. Quân phòng thủ trên bờ ở đây hoàn toàn sững sờ trước việc Dương Mặc dùng Lĩnh Vực vô hiệu hoá những mũi tên của họ. Còn đáng sợ hơn là ngay sau đó Lương An dùng Huyền Lôi dọn dẹp sạch sẽ những công sự mà họ đang dựa vào để chiến đấu bằng Huyền Lôi.
Quân Lương làm chủ khu vực này một cách cực kỳ dễ dàng mà gần như không có sự chống cự đáng kể nào từ phía nước Giang. Lúc này thì đội tàu chiến của nước Giang ngoài biển đã nhìn thấy trên bờ bị tấn công cho nên việc họ xồ lên giao chiến cùng với thuỷ quân nước Lương càng được gấp rút tiến hành để tìm đường thoát đi.
Thuỷ quân nước Lương thấy đối phương cập mạn tràn lên thì cũng ra sức chiến đấu cận chiến. Trong khi đó thì Lương An và Dương Mặc đang được binh sỹ đưa ra vùng chiến sự bằng một con thuyền nhỏ. Nếu so kích thước của nó với những con tàu chiến ngoài kia thì nó chỉ như châu chấu đá xe. Nhưng người đứng trên nó bây giờ là Lương An. Con thuyền nhỏ từ từ tiếp cận chiến trường bên ngoài biển cách bờ khoảng hơn 500 bộ gì đó. Nó đi đến đâu thì sấm sét đánh đến đó. Những tàu chiên của nước Giang lần lượt bị những tia sét đen đánh tung cả buồm chính cũng như mặt sàn. Thậm chí có những tàu còn bị trực tiếp đánh chìm luôn.
Việc này khiến cho đội hình tàu nước Giang rơi vào trạng thái hoảng loạn và họ buộc phải bỏ chạy về phía bắc. Đội hình thuỷ quân nước Lương tránh được một trận chiến khốc liệt. Sau đó thì họ nhanh chóng cập bờ và đón lực lượng bộ binh rút đi. Lần này Lương An không định chiếm đất mà chỉ phá nát cảng biển này gây ra sự thiệt hại về kinh tế cho nước Giang.
Lực lướng đánh lạc hướng ở trên bộ của Minh Võ sau đó cũng nhận được tin rút lui về La Thành. Còn Lương An và Mục Vân thì đi về cảng Nam Hải sau dó thì theo thuỷ quân của cảng Bạch Sa đi về trong nước Lương. 1 vạn bộ binh kia theo đường bộ quay về La Thành.
Cùng lúc đó thì Diệp Tinh Hà cũng quay về cùng Mục Vân. Cũng có nghĩa là cả hai hướng của nước Lương đều đã kết thúc chiến dịch chống lại cuộc tấn công của hai nước.
Sử sách nước Lương sau này ghi lai: "Đầu mùa hè niên hiệu Thái Bình năm thứ 11. Hai nước Thịnh, Giang hợp sức tấn công nước Lương từ hai hướng. Chân Vũ Hoàng Đế đích thân chỉ huy ở phía nước Giang. Thiên Minh Hoàng Hậu chỉ huy mặt trận nước Thịnh. Cả hai bên đều dành được chiến thắng. Phía nước Thịnh, diệt 7 vạn quân, chiếm nốt phần còn lại của vùng đồng bằng phía nam nước Thịnh. Phía nước Giang, diệt 3 vạn quân. Sau đó tập kích phá huỷ Thiên Đông Cảng".
Thật ra nước Thịnh còn mất thêm cả một Lĩnh Vực nữa. Chỉ là hiện tại Diệp Tinh Hà vẫn chưa để họ xác thực tin tức mà thôi. Linh Miêu lúc này đã bị Diệp Tinh Hà dùng y thuật phong bế hoàn toàn nội khí. Đang chờ để đưa đến Hộ Long Sơn Trang khai thác thông tin.