- 🏠 Home
- Dị Giới
- Lịch Sử
- Ám Nhật
- Chương 12: Càn Quét
Ám Nhật
Chương 12: Càn Quét
Sau một cái chỉ tay của vua Hưng Nghiệp. Vũ Bình tướng quân đích thân đến đại doanh của quân Thịnh điều động binh sỹ. Lực lượng chiến kỵ của nước Thịnh vốn đã mạnh sẵn do có kinh nghiệm chiến đấu dày dặn. Lần này họ còn được trang bị thêm một lực lượng xạ kỵ được huấn luyện theo phương pháp mới có độ chính xác cao nên càng thêm nguy hiểm.
Vị trí mà vua Hưng Nghiệp chỉ trên bản đồ chính là vùng bán đảo của nước Giang. Muốn tiếp cận nó thì có 2 cách. Một là đi từ eo đất kết nối với lãnh thổ chính của nước Giang hai là đi từ biển vào. Mà đi từ biển vào thì phải tiếp cận bằng tàu thuyền. Nước Giang có cả một vùng biển rộng lớn nên có nhiều tàu thuyền. Còn nước Lương và nước Thịnh chỉ có một chỗ duy nhất là giáp biển. Mà chính xác hơn là nước Thịnh thực tế không có chỗ giáp biển. Họ phải đi thuyền nhỏ từ sông một đoạn hơn 50 dặm mới ra đến biển. Nơi đây toàn là vách đá không thể làm cảng biển nên lực lượng thủy quân của họ là không có.
Vậy nên cách duy nhất họ có thể tiếp cận vùng đất này là phải vượt qua lực lượng phòng ngự được Giang Hạo dăng ra khắp bờ sông Đông Giang. Chưa kể muốn vượt sông Đông Giang không phải là đơn giản. Chỉ có rất ít đoạn sông hẹp để kỵ binh có thể vượt sông. Những đoạn này đều được nước Giang bố trí doanh trại canh giữ cẩn thận.
Quân Thịnh bắt đầu hành quân ngay sau khi nhận lệnh. Toàn bộ lực lượng tham chiến đều là kỵ binh, quân số lên đến 5 vạn người bao gồm 4 vạn chiến kỵ 1 vạn xạ kỵ. Họ được huấn luyện để di chuyển với tốc độ cao liên tục mà không cần nghỉ ngơi nhiều. Đội kỵ binh của quân Thịnh di chuyển theo đội hình lớn mà nhanh không kém Lương An di chuyển một mình là bao nhiêu. Từ nội địa nước Thịnh họ cũng chỉ mất có 3 ngày rưỡi để áp sát được trận tuyến phòng ngự 100 dặm của nước Giang. Họ chỉ nghỉ ngơi một chút rồi ngay trong đêm họ tấn công thẳng vào trận doanh bờ phía nam sông Đông Giang. Quân Giang không hề phòng bị với tình huống như thế này nên nhanh chóng bị đánh bại bởi yếu tố bất ngờ của quân Thịnh. Quân Thịnh chọc sâu thẳng vào phòng tuyến chứ không có ý định chiếm lại đất nên di chuyển thẳng qua sông ngay vào giờ dần sáng ngày thứ 5 kể từ lúc xuất phát.
Phương tiện qua sông của bọn họ là một loạt ván gỗ được chuẩn bị gấp rút để giúp cho kỵ binh vượt qua đoạn sông hẹp nhất chỉ có bề ngang khoảng 100 bộ. Quân Thịnh đã có chuẩn bị rất kỹ càng về mọi mặt trong lần tấn công này.
Giang Hạo lúc này đang ở đại doanh phía bờ bắc sông Đông Giang vẫn chưa biết được tin tức quân Thịnh đột phá chính diện. Nên hoàn toàn chưa hề có biện pháp ứng phó nào với những gì sắp xảy ra.
Quân Thịnh không hề có ý định giao chiến với quân Giang mà đi thẳng theo tuyến đường định sẵn đánh vào các chốt phòng ngự yếu nhất trên đường ra eo đất. Đội kỵ binh của nước Thịnh di chuyển nhanh đến mức đến khi Giang Hạo nhận được tin cấp báo thì quân Thịnh đã bước vào địa phận của eo đất. Vùng đất này bề ngang chỉ có trăm dặm đường đi cũng chỉ có một đường duy nhất để đi ra bán đảo thế nên ở đây có một chủ thành của nước Giang gọi là thành Giang Hải. Bởi vì nó một mặt giáp sông cũng là điểm cuối cùng của sông Đông Giang trước khi đổ ra biển. Một mặt thì sau lưng thì đã là vách núi vươn ra biển. Địa thế này vô cùng đặc biệt nên thành Giang Hải được coi là toà thành khó bị công hạ nhất của nước Giang.
Quân Thịnh toàn là kỵ binh lại không chuẩn bị dụng cụ công thành tưởng như họ sẽ dừng lại vó ngựa của mình ở đây nhưng không. Vũ Bình tướng quân dẫn theo kỵ binh đánh vào xưởng đóng tàu chính của nước Giang bên ngoài thành Giang Hải. Ở đây có đủ loại chiến thuyền của nước Giang. Lực lượng phòng ngự ở đây không đủ mạnh để chống lại 5 vạn chiến kỵ tinh nhuệ nên nó bị chiếm chỉ sau một canh giờ chiến đấu. Quân Thịnh đã phá hỏng toàn bộ số chiến thuyền mới của nước Giang. Họ chỉ giữ lại đúng số lượng đủ để chở 5 vạn quân đi ra biển. Kế hoạch này đã được vạch ra một cách cụ thể nên quân Thịnh đã chuẩn bị cả hoa tiêu dẫn đường để đi trên biển.
Trong lúc quân Giang trong thành Giang Hải còn đang định đợi quân Thịnh công thành để có cơ hội kẹp quân Thịnh ở giữa với lực lượng ứng cứu của Giang Hạo đang quay về thì 5 vạn kỵ binh nước Thịnh đã trên đường di chuyển đến vùng bên ngoài bán đảo. Sau 2 ngày di chuyển trên biển. Quân Thịnh đã nghỉ ngơi một đêm tại một làng chài ven biển bị họ đánh chiếm rồi tấn công thẳng vào kho quân nhu lớn nhất trong vùng bán đảo của nước Giang.
Toàn bộ quân đội cũng như chính quyền của nước Giang ở vùng bán đảo đều không kịp phản ứng lại với tình huống bất ngờ này. Quân Thịnh không có ý định đánh thành chiếm đất nên chỉ phá huỷ toàn bộ các kho tàng cũng như các bên tàu kết nối với bản đảo. Họ như cơn bão quét ngang qua vùng bán đảo dưới sự chỉ huy của Vũ Bình tướng quân và học trò của mình. Quá trình này mất 10 ngày kể từ khi họ đặt chân lên bán đảo. Khi đi đến vùng phía bắc của bán đảo thì đã có một đoàn thuyền của nước Thịnh chờ sẵn đón họ quay về theo đường của cửa sông nối ra biển duy nhất của nước Thịnh.
Suốt cả quá trình quân Giang trên bán đảo không bao giờ theo kịp tiến độ hành quân của quân Thịnh. Hơn nữa việc truyền tin của họ luôn bị quân Thịnh ngăn cản nên thực tế họ gần như là không làm gì được mà bất lực nhìn quân Thịnh càn quét dọc bán đảo.
Chiến dịch của quân Thịnh cũng kết thúc nhanh không kém gì chiến dịch của quân Giang. Về mặt thiệt hại quân sự không có gì đáng kể khi quân Thịnh chủ yếu giao chiến với lực lượng nhỏ lẻ của quân Giang nhưng thiệt hại kinh tế thì vô cùng lớn. Toàn bộ 3 bến cảng lớn của vùng bán đảo đều bị phá huỷ. Số lượng lớn chiến thuyền tại xưởng đóng tàu chính ở ngoài thành Giang Hải cũng bị phá huỷ. Tất cả kho tàng trọng yếu trên bán đảo đều bị quân Thịnh huỷ hoặc cướp đi.
Đây là một câu trả lời đanh thép của nước Thịnh với nước Giang cho thấy họ sẽ không chịu bất cứ uất ức nào mà không mà phản hồi. Nước Giang thì có được một bài học xương máu về cách bố phòng lực lượng phòng ngự khi họ chưa từng tính đến việc quân Thịnh sẽ không chiếm eo đất mà bỏ qua nó đánh thẳng ra vùng bán đảo.
Giang Hạo đã phải thừa nhận rằng mình so với người có đến hơn 40 năm kinh nghiệm chiến trường như Vũ Bình tướng quân còn yếu kém hơn rất nhiều.
Nước Lương sau khi nhận được tin báo thì cũng bất ngờ không kém gì nước Giang. Đầu tiên là về lực lượng kỵ binh của quân Thịnh, sức chiến đấu và khả năng di chuyển của họ đều cực mạnh. Thứ hai là chiến thuật vô cùng hợp lý của quân Thịnh. Bao nhiêu năm qua nước Thịnh và nước Lương đều muốn chiếm được Giang Hải nắm giữ eo đất. Chưa bao giờ họ nghĩ đến việc bỏ qua vùng đất hiểm yếu này mà tấn công trực tiếp ra vùng bán đảo. Đây có thể là một tiền lệ để cho những lần giao chiến sau.
Quân Thịnh sau khi chiến thắng trở về thì không hề dừng lại mà ngay sau đó vài ngày họ đã di chuyển xuống phía nam tức vùng tiếp giáp với khu vực bán hoang mạc mà người Lạc đang sinh sống. Hành động này của họ khiến cho người Lạc nhanh chóng bước vào trạng thái chiến đấu. Bởi vì nguy cơ diệt tộc đang đến với họ cao hơn bao giờ hết.
Người Lạc mấy năm nay vốn đã bị dồn vào đường cùng nên họ luôn trong trạng thái bất chấp tất cả. Họ sẽ chiến đấu cho đến chiến binh cuối cùng để giữ cho tộc mình một con đường sống. Vấn đề là lực lượng của họ hoàn toàn không đủ để chống lại 5 vạn kỵ binh tinh nhuệ lại được chỉ huy bởi người trên danh nghĩa đang là chiến binh mạnh nhất trong tất cả người Hạ trong 3 nước.
Tộc trưởng người Lạc không còn cách nào khác, buộc phải gửi một đoàn sứ thần đến nước Lương cũng chính là nơi duy nhất họ có thể tìm kiếm được sự giúp đỡ.
Người Lạc và người Hạ vốn chỉ có đánh nhau rất ít khi hoà bình. Lần này đứng trước nguy cơ diệt tộc không có cách nào khác. Người Lạc buộc phải nhờ đến sự giúp đỡ của nước Lương.
Điều kiện của người Lạc đưa ra cũng rất rõ ràng. Chỉ cần nước Lương giúp họ qua được nguy cơ này. Họ sẽ trả lại toàn bộ vùng biên giới nước Lương mà họ đã chiếm được trước đó. Hơn nữa trong vòng 10 năm sẽ không xâm phạm vào biên giới nước Lương. Nếu nước Lương có thể giúp họ lấy lại thêm một phần của vùng bán hoang mạc để sinh sống thì họ hàng năm sẽ tiến cống theo yêu cầu.
Việc cầu cứu của người Lạc vô tình lại thổi bùng lên sự chia rẽ trong nội bộ nước Lương. Phe chủ chiến theo Hàn Vương muốn mặc kệ người Lạc bị diệt. Từ đó sẽ chỉ còn lại người Hạ với nhau. Phe của vua Minh Đức thì muốn ứng cứu người Lạc nhưng sẽ không đi xa hơn giúp họ đòi đất. Tiến cống của người Lạc vốn chẳng có bao nhiêu không cần phải vì họ mà hao tổn thêm binh sỹ. Chỉ cần giúp họ sống được để họ làm tấm lá chắn với nước Thịnh là được.
Vì quân Thịnh vẫn chưa tiến quân nên việc này có thể từ từ thương lượng được. Triều đình nước Lương mấy ngày này vô cùng ầm ĩ lời ra tiếng vào. Thậm chí Dương Mạnh tướng quân cũng được triệu về để tham khảo ý kiến.
- Bẩm bệ hạ. Quan điểm của thần là phải cứu người Lạc bởi vì như thế thì họ sẽ trở thành đối thủ trước tiên của quân Thịnh khi tiến đánh nước ta. Người Lạc còn thì chúng ta còn có đủ thời gian để ứng phó khi quân Thịnh công kích. Người Lạc mất quân Thịnh sẽ áp sát biên giới nước ta như vậy rất là nguy cấp. Còn việc giúp họ có chỗ sống thần cũng đồng ý. Bởi vì người Lạc xâm phạm nước ta vì họ đã cùng đường, bây giờ nếu họ có chỗ sống ổn định họ sẽ không xâm phạm đến nước ta nữa.
Dương Mạnh tướng quân phát biểu ý kiến của mình trước mặt văn võ bá quan liền làm cho việc nghị luận bùng lên ngay lập tức. Người đầu tiên đứng ra phản đối không ai khác chính là Hàn Vương.
- Thưa bệ hạ. Dương tướng quân nói vậy có phần không đúng. Nếu để người Lạc sống được mai này họ mạnh lên thì chính họ mới là mối uy hϊếp trực tiếp với biên giới nước ta.
Hàn Vương vừa lên tiếng thì lập tức có nhiều quan lại cũng lên tiếng ủng hộ.
Lúc này Dương tướng quân lại tiếp tục nói.
- Khởi bẩm bệ hạ. Người Lạc mai này nếu có mạnh lên cũng sẽ không tấn công biên giới nước ta mà đánh nước Thịnh trước.
Vua Minh Đức nghe vậy thì liền hỏi
- Tại sao lại như vậy?
- Bẩm bệ hạ. Người Lạc có một nơi gọi là Thiên Mộ, nơi đó là tổ địa nơi chôn cất tổ tiên bao đời của người Lạc bị quân Thịnh đánh chiếm. Sau này nếu có mạnh lên trước tiên người Lạc sẽ dành lại nơi đó bằng được. Như vậy chắc chắn họ phải giao chiến với nước Thịnh.
Lý lẽ này của Dương tướng quân khiến cho ngay cả Hàn Vương cũng không thể bác bỏ. Đổi lại là bất cứ ai thì đều sẽ làm như Dương tướng quân nói. Chẳng có ai muốn mồ mả tổng tông nhà mình bị người khác chiếm giữ cả.
Đến đây thì phe của Hàn Vương hoàn toàn bất lợi trong việc có giúp người Lạc hay không này.
- 🏠 Home
- Dị Giới
- Lịch Sử
- Ám Nhật
- Chương 12: Càn Quét