Khi Diệp Tinh Hà quay về đến thành Lương Kinh cũng là lúc mà quan lại nước Lương chuẩn bị đón tin xấu. Diệp Tinh Hà vừa quay về đã gọi toàn bộ Thượng Thư cùng Tư Mã của Cửu Bộ đến Thiên Minh Cung. Thậm chí ngay cả Thái Sư đại nhân cũng bị gọi tới. Quả thật là sự việc lần này đã to hơn tưởng tượng rất nhiều. Thượng Thư Công Bộ chỉ muốn tìm nơi nào để trốn mà cũng không trốn được.
- Trước tết ta đã căn dặn các vị thế nào? Các vị vẫn còn nhớ chứ?
- Bẩm nương nương. Người đã căn dăn tuyệt đối không được làm bệ hạ nổi cáu.
- Đúng thế. Ta căn dặn việc này không phải vì các vị cũng không phải vì bệ hạ mà vì cả thế gian này của người Hạ. Hẳn các vị cũng biết bệ hạ một khi tức giận quá độ, Hắc Long sẽ mất kiểm soát. Hậu quả như thế nào các ngài hẳn là hiểu rõ. Vậy mà các ngài còn làm ta thất vọng như vậy.
- Chúng thần biết tội.
- Ta không có ý trách tội các ngài. Ta chỉ không muốn chúng ta phải sống trong biển máu mà thôi.
- Chúng thần đã hiểu.
- Được rồi. Mong các vị từ giờ tận lực hơn một chút. Ta chỉ ngăn cản được bệ hạ ở một mức độ thôi. Nếu bệ hạ mất khống chế hoàn toàn thì đừng nói là ta ngay cả tập hợp hết Lĩnh Vực của nước Lương lại cũng chưa chắc ngăn được.
- Tạ ơn nương nương.
Khi ra về các vị đại nhân ai ai cũng vô cùng bất ngờ. Vốn tưởng họ sẽ bị Diệp Tinh Hà dạy dỗ một trận ra trò. Nào ngờ lại là tâm tình như thế. Đây là lần đầu tiên họ thấy được khía cạnh này của hoàng hậu.
- Thái sư đại nhân. Ngài thấy thế nào?
- Các vị hẳn lúc nào cũng nghĩ nương nương là quả cầu lửa bùng cháy. Vậy các ngài có nhớ lúc trước Đường Thái Phó nói gì về nương nương không?
- Cái này hình như chưa ai nghe thấy.
- Đó là vì chúng ta lúc đó chỉ quan tâm đến bệ hạ. Chẳng có ai để ý xem con gái của một võ tướng chỉ biết đánh nhau thế nào. Lúc đó Đường Thái Phó đã nói thế này "Con gái của Diệp Hùng tướng quân là người thông minh. Học ít mà hiểu nhiều". Đến cả Mạnh Thái Y cũng nói nếu nương nương tập trung cho y thuật thì chắc chắn còn giỏi hơn cả mình. Bấy lâu nay các ngài hoàn toàn bị sự khủng bố của nương nương trên chiến trường che mắt.
- Thái Sư đại nhân quả nhiên tinh tường. Chúng tôi đều đã thụ giáo.
Thế là quan chức cao cấp nước Lương một lần nữa nhận ra họ quá phiến diện với Diệp Tinh Hà. Qua lần này họ đúng là phải xem lại đánh giá của mình về hoàng hậu. Và cũng từ đây họ nhận ra rằng, bệ hạ mà họ luôn tin là chỗ dựa trước cơn giận dữ của hoàng hậu lại là mối nguy hiểm lớn nhất. Còn hoàng hậu mới là cứu cánh cuối cùng của họ. Bình thường hoàng hậu có thể hơi quá quắt với họ nhưng lúc quan trọng cũng chỉ có nương nương mới đứng ra ngăn cản cơn sóng giữ được thôi.
Diệp Tinh Hà quay về cũng có nghĩa là vùng Hạ Liên và Đông Giang đã hoàn toàn gia nhập vào nước Lương. Tình hình thực tế tại cả hai vùng đều được Diệp Tinh Hà tổng hợp về cho Lương An. Đầu tiên là sản lượng của hai vùng này không cao bằng vùng trọng điểm của nước Lương dù có đất đai màu mỡ không kém gì Bình Giang. Lý do là người dân ở đây không có nông cụ tốt cũng như hạt giống không tốt bằng. Hiện tại ở nước Lương đã có quy trình chọn lọc cũng như ươm mầm cây rất quy củ. Cái này đã được phổ biến cho hai vùng Hạ Liên và Đông Giang chỉ cần chờ xem kết quả vụ mùa thu này là sẽ biết ngay họ có làm tốt hay không. Thứ hai là trị ăn tại chỗ đã được khắp phục sau thời gian rối ren vừa qua. Hiện tại đã không còn nạn cướp bóc của cái nhân lúc loạn lạc nữa. Cuối cùng là những vị quan địa phương ở đây khá nghe lời. Chính xác hơn là họ quá sợ Diệp Tinh Hà, lần nào nhắc đến làm việc hay luật lệ thì nội khí của Diệp Tinh Hà cũng toả ra một chút lửa làm cho họ không thể không nghe.
Thời hạn 14 ngày cũng sắp đến. Thành Lương Kinh sẽ chuẩn bị tiếp đón tất cả các tri phủ trong cả nước, tổng cộng hiện tại nước Lương có 2 phủ ở vùng tây nam, 2 ở đông nam, 3 ở tây bắc nếu tính cả người Lạc nữa là 4, và 3 ở đông bắc, cuối cùng là Đô Thành Phủ. Tổng cộng là có 12 phủ tức là cũng sẽ có 11 tri phủ từ bên ngoài đến. Lương An sẽ phải gặp tất cả bọn họ để nghe họ báo cáo về tình hình địa phương mình.
Hai người ở vùng tây nam là những người đến đầu tiên. Bởi vì họ vốn không có nhiều việc để làm hơn nữa vùng tây nam toàn là công xưởng là chính cho nên không bị ảnh hưởng bởi khí hậu hay địa hình. Cho nên họ đến báo cáo với tinh thần khá là thoải mái. Vùng tây nam có 2 phủ là Tây Lâm Phủ tức vùng rừng núi hẻo lánh phía tây. Nơi đây hiện tại đang là nơi khai hoang và khai thác khoáng sản lại được Thanh Lâm Doanh bảo vệ chặt chẽ cho nên hoàn toàn không có vấn đề gì. Người ở đây có đến 8 phần là tù nhân bị đi khổ sai lưu đày cho nên không có quyền đòi hỏi nhiều. Còn lại 2 phần chính là dân phu được Công Bộ thuê đến họ vốn ăn lương của Công Bộ cho nên ăn mặc cũng không phải lo lắng gì. Phủ còn lại là Tây Thành Phủ thì lại là nơi đặt công xưởng của cả nước. Người dân ở đây tuyệt đại đa số là làm thợ rèn và thợ chế tác. Bây giờ họ đang là những người có thu nhập ổn định nhất của nước Lương. Tri Phủ nơi này còn tự hào nói rằng: "Nếu bệ hạ tìm được người dân chịu đói ở Tây Thành Phủ xin cứ chặt đầu thần xuống".
Hai người tiếp theo đến là người ở vùng đông nam. Vùng đông nam có 2 phủ là Nam Điền Phủ nơi trồng hoa màu, cây ăn quả của cả nước. Họ không trồng lúa nhưng ngô khoai thì có rất nhiều cho nên chắc chắn là không có hiện tượng đói ăn xảy ra. Chỉ là nơi đây xa xôi cho nên cái mặc của dân chúng không được bằng nơi khác. Cho nên Tri Phủ ở đây đang xin Lương An cho mở thêm con đường buôn bán vải vóc các loại đến đây cho người dân của ông ta không bị chê là nhà quê. Quả thật nghe đến đây Lương An suýt thì phì cười nhưng đây là lời thực lòng cho nên Lương An ngay lập tức đồng ý. Còn Phủ còn lại chính là Ngọc Sa Phủ của Đoàn Tri Phủ. Nơi đây vừa có vùng Ngọc Mễ Thành vừa có cảng Bạch Sa. Kinh tế thuộc loại phát triển, dân chúng từ ngư dân cho đến nông dân đều có của ăn của để. Tuy nhiên Đoàn Tri Phủ vẫn còn sợ Lương An từ ngày đó cho nên không dám khoe khoang gì.
Hai vùng bên trong nội địa nước Lương chắc chắn là phải ổn định hơn những vùng khác cho nên Lương An cũng chẳng muốn nghe thấy mấy cái khó khăn gi ở hai vùng này cả. Nếu hai vùng này mà còn thiếu đói thì e rằng cả nước Lương lúc này đang trong tình trạng nguy ngập rồi.
Tiếp theo chính là vùng tây bắc. Vùng tây bắc có một điểm đặc biệt là người Lạc. Nếu tính cả kinh tế của người Lạc vùng này sẽ rất mạnh thậm chí là mạnh nhất cả nước dù diện tích không to bằng vùng đông bắc. Ngược lại nếu tính riêng người Lạc thì vùng này lại thuộc loại bình thường thậm chí là có hơi kém một chút vì Bắc Điền Phủ hiện tại vẫn chưa ổn định hoàn toàn sau khi về nước Lương. Tình hình ở Bắc Điền Phủ khá đặc thù khi có vùng biên giới với nước Thịnh. Ruộng đất ở đây tính là màu mỡ nhưng khó có thể thu hoạch một cách êm đẹp vì quân Thịnh luôn tổ chức những đợt đánh phá vào thời điểm mùa thu hoạch. Quân Lương có phòng thủ thì cũng không thể tránh được một vài nơi có thiệt hại cho nên vùng này vẫn đang là vùng cần phải có sự giúp đỡ từ quốc gia. Dân chúng ở đây có thể ăn đủ no đóng đủ thuế là đã rất tốt rồi việc có tính góp e rằng khá xa vời. Còn vùng Lạc Thành thì khác hẳn, sau 10 năm được xây dựng và không ngừng mở rộng. Lạc Thành bây giờ không chỉ là căn cứ quân sự chủ lực của vùng tây bắc mà Lạc Thành còn là thành trì lớn thứ 2 của nước Lương chỉ sau thành Lương Kinh. Người dân ở đây phần lớn đều là người nhà binh sỹ cho nên việc ăn mặc là không cần nghĩ. Người Lạc ở đây cũng đã tự lo được cuộc sống của mình cho nên lại càng khiến cho nơi đây sung túc hơn. Cuối cùng là Tây Giang Phủ, Tây Giang bây giờ đã không còn là vùng biên giới nữa rồi cho nên kinh tế càng ngày càng đi lên nhờ có đất đai màu mỡ. Họ lại ở đầu nguồn sông Đông Giang cho nên không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Hiện tại thóc lúa ở Tây Giang có thể đủ dự trữ cho 3 vụ thu hoạch.
Tiếp đến chính là vùng đông bắc. Nơi có 2 trên 3 phủ là đất mới ngược lại thì họ lại có Phủ rộng nhất cả nước là Bình Giang Phủ. Bình Giang Phủ hiện tại bao gồm cả vùng tây bắc cũ trước kia cùng với lưu vực sông Đông Giang vốn ngày xưa là biên giới nay đã trở thành đất nông nghiệp. Đây cũng nơi trồng lúa chính của cả nước Lương. Kho dự trữ lương thực chính của cả nước cũng như tổng kho quân lương đều được đặt ở đây. Nói về thóc gạo thì không đâu nhiều bằng họ. Chỉ có cái là họ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thời tiết, một khi thời tiết thuận hoà thì nơi đây đủ để nuôi cả nước Lương. Còn ngược lại thì họ sẽ là nơi phải nhận cứu trợ nhiều nhất do diện tích lớn. Hiện tại thì nơi đây vẫn đang là vế đầu tiên cho nên Tri Phủ ở đây cũng khá tự tin về việc bản thân mình vẫn đang làm tốt. Hai Phủ Hạ Liên và Đông Giang thì không được như vậy. Hai Tri Phủ chính thức của hai nơi này đều là lần đầu gặp Lương An. Trước đã bị Diệp Tinh Hà doạ sẵn bây giờ nhìn thấy up thế của Lương An lại càng bị doạ hơn. Nói chung là hai người này đều đang kể khổ. Hạ Liên thì còn đỡ do họ có hai nơi sản xuất muối chính của cả nước. Lại có buôn bán với tàu buôn từ Hải Quốc và Đông Quốc cùng với vùng đồng bằng phía nam nước Giang cũ là nơi trồng lúa lâu đời. Quân Giang lại không dám quấy phá như quân Thịnh cho nên tính ra cuộc sống ở Hạ Liên cũng thuộc loại tốt chỉ là chưa quen với nước Lương mà thôi. Còn Tri Phủ của Đông Giang thì kêu như chim khi kể đủ thứ khổ ở vùng của mình, nào là chưa quen với cách canh tác mới ở nước Lương. Nào là vẫn còn chịu thiệt hại của chiến tranh cho nên từ đầu chí cuối đều là xin viện trợ. Thật ra tình hình cụ thể ở đây Diệp Tinh Hà đều đã nói cho Lương An cả rồi cho nên Lương An chỉ giúp trong những giới hạn mà thôi.
Cuối cùng chính là Đô Thành Phủ. Nơi được gọi là giàu có nhất cả nước nhưng lại có vụ việc làng Đào Mộc làm cho Tri Phủ Đô Thành Phủ không dám nói nhiều. Chỉ có là bản thân đã tận lực làm việc tra xét kỹ lại xem còn nơi nào trong phạm vi mình quản lý xảy ra tình trạng tương tự không. Nói chung là Đô Thành Phủ vẫn là Đô Thành Phủ. Lương An nhìn sơ qua là biết vị Tri Phủ mới này không thể bằng Phong Tri Phủ ngày xưa được. Phong Tri Phủ rất giỏi trong việc xử lý những tình huống bất ngờ. Vị này có lẽ cần thêm thời gian để tích luỹ kinh nghiệm. Dù sao Đô Thành Phủ là chỗ trọng yếu, Lương An cũng đã tính toán rất kỹ mới đưa người này vào làm vị trí quan trọng này nên sẽ không có ý định đổi người.