Chương 115: Vỗ Về Dân Chúng

Đúng như Lương An đã nói lúc trước. Việc công thành chiếm đất có thể thực hiện một cách dễ dàng thoải mái. Lương An có thể công hạ bất cứ thành trì nào trong thời gian 2 tháng. Còn việc làm cho thành trì chiếm được, đất đai chiếm được là nơi có người sống thì lại là vấn đề nan giải. Dân chúng sau khi trải qua chiến tranh luôn trọng trạng thái căng thẳng hoảng sợ. Họ lo sợ về việc cuộc sống của bản thân sẽ bị đảo lộn hoàn toàn. Đây cũng là lẽ tự nhiên của con người. Không ai lại có thể dễ dàng thích ứng với môi trường mới nhanh được.

Vì thế mà ngay sau khi ăn mừng chiến thắng xong nước Lương đã bước vào công cuộc bình định vùng phía đông nam nước Giang. Đầu tiên vẫn là việc Công Bộ làm tuyến đường kết nối từ Bình Giang đến vùng phía sau lưu vực sông Đông Giang rồi đi vòng qua khu vực đồi núi hiểm trở cắt ngang đến phía tây La Thành. Rồi lại từ La Thành kết nối đến Nam Hải Cảng. Vì chiều dài tuyến đường rất lớn cho nên trong thời gian ngắn chắc chắn không xong nếu làm theo trình tự vì vậy mà Công Bộ chia ra nhiều đội đến từng khu vực khởi công làm đường cùng lúc. Như vậy sẽ rút ngắn được thời gian rất nhiều lại không cầng phải huy động dân phu đi xa. Dân phu tại địa phương có thể tự làm đường cho chỗ mình sinh sống. Cũng chính họ sẽ nhận ra thành quả của việc mình làm lớn lao đến mức nào tâm lý cũng thoải mái khi không có cảm giác như bị đi lao dịch.

Song song với việc này thì binh sỹ các doanh cũng phải tự mình thiết lập hệ thống phòng ngự cho toàn tuyến biên giới mới cũng như bảo vệ cho dân phu xây dựng tuyến đường. Binh sỹ đang canh gác ở những thành mới chiếm được đều được điều động đi làm việc này còn việc trông coi thành trì thì giao lại cho quân địa phương. Binh Bộ phải tổ chức việc tuyển dụng cũng như sàng lọc quân địa phương mới ở cả 12 thành vừa chiếm được. Cùng với cả việc cung cấp lương hưởng cũng như trang bị cho họ.

Đích thân Minh Thái Sư tuần du đến từng thành trì một cùng với Hộ Bộ để thống kê dân chúng cũng như xác định hộ tịch. Quan trọng nhất là không được để ra tình trạng vô chính quyền rồi tự do cướp phá ở những nơi này ngay cả những lạc mạc nhỏ nhất trong vùng thì cũng không được bỏ qua.

Ngoài ra Hộ Bộ cùng Công Bộ phải kết hợp với nhau để cùng xác định lại bản đồ chi tiết khu vực cũng như ruộng đất thực tế của người dân trong vùng. Tránh cho tình trạng có những người lợi dụng tình hình đang lúc rối ren mà cướp đất đai cũng như phá hoại mùa màng. Phải biết rằng chỉ hơn một tháng nữa là đến vụ thu hoạch nếu như thành quả nửa năm của mình bị cướp mất thì dân chúng sẽ vô cùng bất mãn.

Những việc này là cả một gánh nặng đặt lên vai những người tham gia việc này. Vất vả nhất chắc chắn là Minh Thái Sư. Ông ấy tuổi tác đã cao lại còn phải đi xa cộng với việc tiếp quản 12 thành trì cùng vùng đất bề ngang 1700 dặm bề dọc 600 dặm. Dù có đến 1 phần 3 là vùng đồi núi hiểm trở không có người ở thì đây vẫn là một khối lượng lớn công việc. Cũng đã khá lâu rồi Minh Thái Sư mới phải làm nhiều việc như thế. Cho nên ông ấy đúng là có mệt mỏi lao lực. Quan lại các bộ đi theo cũng mướt cả mồ hôi.

- Bình thường bệ hạ luôn tự làm mấy việc này. Lần này đất rộng người đông lại giao chúng ta.

- Làm thần tử thì phải gánh vác cùng với bệ hạ. Đây là đạo lý muôn thuở chúng ta vẫn là làm việc tiếp đi.

Làm việc mệt nhọc tất nhiên là phải có đôi lời than thở tuy nhiên tuyệt nhiên không có ai mệt mà trốn việc. Bởi vì hoàn thành việc này thì khỏi lo việc xét duyệt trong năm nay. Như vậy thì con đường thăng quan tiến chức lại tiến lên được một bước. Dù không lên được chức vị thì bổng lộc cũng tăng lên nhiều. Hiện tại làm quan ở nước Lương ai chả có giấc mộng to lớn là được mặc quan phục màu tím, màu đỏ.

Người Lạc cùng Thương Bộ cũng phải tham gia một phần. Sự hiện diện của người Lạc chính là biểu hiện của chính sách hoà hợp của Lương An. Vì thế mỗi một thành trì trong 12 thành chiếm được lần này đều có người Lạc đến sinh sống cũng như buôn bán. Họ phải tự mình làm thay đổi lời đồn đại trước kia về việc người Lạc là những kẻ thô lỗ không nói đạo lý. Họ phải tự mình làm đẹp lên hình ảnh của dân tộc mình. Vì thế đi đến đâu người Lạc cũng mang theo thịt cừu khô trứ danh của họ như một món quà cho những người bản xử.

Nói thật ngoài người Lương ở phía bắc bất cứ người Hạ nào trong ba nước ban đầu cũng luôn có định kiến với người Lạc. Nên khi có người Lạc đến quê hương của mình họ luôn luôn bài xích. Việc làm cho sự bài xích này suy giảm rồi đến chấm dứt chính là bài thử mà Lương An dành cho những quan lại địa phương ở vùng đất mới. Họ bao gồm cả những quan lại cũ của nước Giang được giữ lại và những người mới được nước Lương bổ nhiệm. Đáp án mà họ đưa cho Lương An cũng chính là chìa khoá cánh cửa quan lộ của họ. Có người sẽ mở ra cánh cửa lớn bước lên con đường quan lộ rộng mở cũng có người sẽ phải đóng lại sự nghiệp làm quan của mình.



Một việc quan trọng nữa mà Lương An cần phải suy nghĩ đó là đặt tên lại cho vùng đất mới. Tên thành trì có thê giữ nguyên chứ tên phủ tên vùng thì không thể giữ nguyên được vì bây giờ chúng là của nước Lương chứ không phải của nước Giang nữa. Sau một thời gian suy nghĩ thì Lương An quyết định chia vùng đất mới này ra thành 2 phủ nhỏ hơn. Một nằm về hướng tây tức là khu vực phía sau lưu vực sông Đông Giang mà Minh Võ chiếm được gọi là Đông Giang Phủ. Còn vùng La Thành cùng với vùng đất xung quanh thì gọi là Hạ Liên Phủ. Vì nơi đây chính là lưu vực cuối cùng của sông Liên Giang.

Vùng Đông Giang sẽ vẫn do quân ở Nam Giang Doanh phòng ngự. Quân số ở đây vốn đã rất đông cho nên cũng không có khó khăn gì trong việc chia nhỏ thêm lực lượng cả. Lương An thậm chí còn tạm dừng kế hoạch tăng quân của Thần Võ Doanh để tăng thêm quân cho Nam Giang Doanh và Đông Hải Doanh trước. Nam Giang Doanh từ 55000 quân được tăng lên thành 60000. Còn Đông Hải Doanh từ 35000 được tăng lên 50000 người. Vì vùng đất họ phải phải bảo vệ nhiều hơn cho nên binh sỹ cũng cần nhiều hơn để có thể dàn ra khu vực biên giới.

Mà thật ra thì Đông Hải Doanh dù có tăng thêm quân thì cũng không dàn ra được nhiều do vẫn luôn cần thường trực ở mỗi cảng ít nhất 5000 bộ binh để phòng thủ cho nên thực tế họ chỉ có 4 vạn để canh phòng khu vực biên giới khá dài này. Đây cũng là một vấn đề khá đau đầu khi không thể tăng quá nhiều quân về đây như vậy sẽ làm mất cân bằng bố trí quân số của nước Lương. Mà thành lập thêm một đại doanh nữa thì cũng chưa đến lúc do là quân số thành lập đại doanh mới chắc chắn là không đủ cũng như hai người đứng cuối trong đợt so tài lần trước vẫn chưa đủ khả năng tự mình chống đỡ cả một đại doanh.

Vậy là Lương An lại một lần nữa phải dùng đến người Lạc. Binh sỹ còn dư của người Lạc cũng phải vài vạn. Lương An đã điều động 1 vạn trong số đó đến canh phòng vùng biên giới ngoài cùng của vùng Hạ Liên. Việc xuất hiện một lượng lớn binh sỹ người Lạc tất nhiên là mang đến sự lo lắng cho dân chúng vùng biên giới. Tuy nhiên cũng không còn cách nào khác ngoài làm vậy.

Ngược lại thì đối với người Lạc thì vùng đồng bằng có khí hậu ôn hoà này tất nhiên là tốt hơn nhiều so với vùng bán hoang mạc mà trước kia họ sinh sống. Vì thế mà một vạn binh sỹ này còn vui mừng nhiều hơn là buồn vì phải đi xa quê hương. Mà thật ra thì cả vùng đất này trước kia đều là nhà của người Lạc. Hiện giờ họ có đi đến đâu cũng là quay về chốn cũ mà thôi.

Minh Thái Sư phải đến tận vùng biên giới để làm cho dân chúng yên tâm về vấn đề doanh trại của người Lạc. Những việc như thế này nếu không phải ông ấy làm thì rất khó có thể hoàn thành được.

Khi vụ thu hoạch đầu tiên đến dân chúng hai phủ mới của nước Lương lần đầu tiên được hưởng những lợi ích của việc là người nước Lương. Miễn thuế hai năm có nghĩa là họ sẽ được giữ lại toàn bộ số sản vật của mình. Vụ thu hoạch mùa xuân có sản lượng ít hơn nhưng cũng bị ảnh hưởng của thời tiết ít hơn vụ mùa thu. Việc giữ lại được tất cả cũng là một phần yên tâm đối với dân chúng ở đây trước mùa hè sắp tới. Nếu nó có khí hậu không tốt thì 2 phần sản vật tưởng như không nhiều này sẽ lại là thứ cứu đói cho họ vào lúc giáp hạt.

Người dân hai phủ cũng lần đầu được sở hữu những nông cụ có chất lượng cao từ vùng tây nam nước Lương chuyển đến. Đối với họ những thứ này trước kia thì dù có tiền cũng không mua được bởi vì xưởng rèn địa phương không có lượng quặng sắt tinh khiết cũng như tay nghề không thể cao bằng những thợ chuyên nghiệp của vùng tây nam nước Lương. Có lượng nông cụ thì này rõ ràng là công sức bỏ ra trên đồng ruộng sẽ được giảm đi. Người dân hai vùng tất nhiên là rất vui mừng vì vụ gieo hạt sắp đến.

Sau mấy tháng vất vả ở vùng đất mới thì quan lại của nước Lương mới quay về trong nước khi việc vỗ về dân chúng coi như đã được hoàn thành và vụ gieo hạt mới cũng đã xong. Mọi thứ đều khá ổn định làm cho Lương An vô cùng hài lòng. Dù sao thì chỉ cần nước Lương mang đến cho họ một cuộc sống ổn định thì chẳng có người dân nào lại đi phản đổi cả. Công việc còn lại bây giờ là chờ xem có họ có thể hoà hợp với người Lạc được hay không mà thôi. Dù sao đây cũng là vùng đất đầu tiên không phải là người Lương tiếp xúc trực tiếp với người Lạc. Có xảy ra một ít việc ngoài ý muốn thì cũng không có gì lạ cả.

Dù sao Lương An cũng đã lệnh cho mạng lưới của Hộ Long Sơn Trang để ý đến tình hình của hai phủ mới. Nếu có biến xảy ra Lương An sẽ tự mình đến giải quyết. Chính xác hơn là Lương An không tự mình đi mà là Diệp Tinh Hà. Cũng đã lâu Diệp Tinh Hà không được đi xa cho nên Lương An có muốn cũng không ngăn cản được. Chỉ có thể cầu mong là không có việc gì xảy ra mà thôi.

Tộc trưởng Lạc Thiên của người Lạc cũng hết sức dặn dò tộc nhân của mình. 1 vạn binh sỹ chỉ ở vùng biên giới hạn chế tiếp xúc tối đa với người dân bên trong. Còn những người di chuyển đến mở cửa hàng cũng nhưng sinh sống thì nhất định phải tuân thủ tuyệt đối quy tắc địa phương. Tránh tối đa việc xung đột không cần thiết. Dù có chịu thiệt thòi một chút thì cũng phải chịu. Người Lạc biết rõ về những khó khăn mình sắp phải đối mặt cho nên họ cũng hết sức cố gắng.