Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Ám Nhật

Chương 112: Tập Kích

« Chương TrướcChương Tiếp »
Đêm giao thừa Lương An cùng ăn cùng vui với binh sỹ hai doanh. Toàn quân vui vẻ ăn uống nhưng tuyệt không có rượu. Thật ra việc hạn chế uống rượu trong doanh trại đã có từ lâu tuy nhiên trong năm mới mà cũng bị cấm thế này thì quân sỹ có đôi chút tụt hứng. Đàn ông đôi lúc cần phải có chút men trong người thì mới gọi là đầy đủ. Đợi đến khi mà mọi người ăn uống cũng đã khá no bụng thì Lương An mới bắt đầu vào việc chính. Lâm Hảo cùng với Minh Võ là hai người nhận lệnh đầu tiên.

- Binh sỹ toàn quân đứng dậy nghe chiếu mệnh của bệ ha.

Lâm Hảo người lúc này đã ra dáng chủ tướng hơn ra lệnh cho binh sỹ của mình. Bên kia Minh Võ cũng lệnh cho binh sỹ đứng dậy. Lúc đó dù là người đã ăn uống no nê hay người vẫn còn đang ăn thì binh sỹ nước Lương cũng đều dừng việc ăn uống nói chuyện lại đứng lên xếp hàng ngay ngắn. Trên tướng đài Lương An bắt đầu ra mệnh lệnh cho toàn quân.

- Binh sỹ nước Lương. Trẫm cho các ngươi thêm 1 ngày nghỉ ngơi. Ngày kia toàn quân tấn công vào nước Giang. Nhiệm vụ là phải chiếm được toàn bộ khu vực phía đông nam nước Giang bao gồm từ La Thành trở về Nam Hải Cảng.

- Chúng thần tuân chỉ.

Binh sỹ hai doanh cuối cùng cũng nhận được nhiệm vụ chính thức. Họ cũng đã hiểu bệ hạ đến đây để làm gì. Bệ hạ sẽ cùng với bọn họ ra trận ngay trong những ngày tết này. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Lương có một cuộc tấn công ngay vào dịp lễ năm mới thế này. Thời gian này tinh thần chiến đấu của binh sỹ luôn không cao thời tiết lại là lúc cuối đông vô cùng khó chịu cho nên bình thường không ai lại động binh vào lúc này cả. Quân Giang vẫn giữ tinh thần cảnh giác ở biên giới nhưng có cho họ thêm một cái đầu nữa thì cũng không thể nghĩ ra được quân Lương sẽ tấn công vào dịp này. Họ được lệnh chuẩn bị cho một cuộc tấn công của quân lương vào thời gian khoảng cuối tháng đầu tiên của năm mới chứ không phải lúc này.

Sau ngày đầu tiên của năm mới nghỉ ngơi. Quân Lương bắt đầu tấn công vào khu vực phía đông nam nước Giang từ hướng đông nam tiến lên dọc theo lưu vực cuối cùng của sông Liên Giang. Quân Giang ở khu vực này hoàn toàn không thể chống trả sức tấn công của 85000 quân nước Lương. Lại còn được sự trực tiếp chỉ huy của Lương An.

Khu vực từ cảng Nam Hải cho đến cảng Liên Cực trên bộ bị quân Lương chiếm đóng hoàn toàn chỉ sau có 3 ngày tác chiến. Nói chính xác hơn là không có đánh nhau mà quân Giang hoàn toàn bỏ chạy khi bị quân Lương tấn công do lực lượng của họ bị áp đảo hoàn toàn về sức mạnh. Lâm Hảo dẫn quân của Thần Võ Doanh cùng với Minh Võ dẫn quân của Đông Hải Doanh tấn công theo hai hướng khác nhau để giảm thời gian tác chiến của binh sỹ. Càng lúc thì quân Lương càng tiến sâu hơn vào bên trong nước Giang.

Khi mà triều đình nước Giang còn đang bàng hoàng về tin tức quân Lương tập kích ngay trong thời gian tết thì lại có tin tức gửi đến từ phía tây nam. Quân Lương ở Nam Giang Doanh đã đánh vào biên giới nước Giang dọc theo lưu vực bờ bắc sông Đông Giang. Như vậy thì có đến 140000 quân Lương tất công vào nước Giang theo hai hướng khác nhau. Đây là lần đầu tiên quân Lương huy động một lực lượng đến như vậy.

Toàn bộ biên giới nước Giang với nước Lương bị tấn công. Hơn nữa quân Lương cũng tiến công vô cùng mãnh liệt cho nên khi quân Giang chuẩn bị được lực lượng thì quân Lương đã đánh chiếm toàn bộ khu vực tác chiến chỉ còn lại duy nhất La Thành là chưa chiếm được. Hướng của Nam Giang Doanh sau khi đánh vào chiếm đóng toàn bộ vùng phía ngoài lưu vực sông Đông Giang thì dừng lại. Cánh này chủ yếu làm nhiệm vụ phân tán sự chú ý của nước Giang chứ không thọc sâu vì họ không có lực lượng hỗ trợ cũng như không có sức mạnh đủ lớn để có thể đối đầu với lực lượng sắp được cử đến của quân Giang. Nam Giang Doanh được lệnh cho quân sỹ nhanh chóng thiết lập hệ thống phòng ngự y như cái cách mà họ đã từng làm ở bờ sông đông Giang.

Còn phía mặt trận chính quân Lương hợp quân từ hai hướng công thẳng vào La Thành chỉ sau có 7 ngày xuất quân. Lực lượng quân Giang ở đây bất lực hoàn toàn trước sức mạnh áp đảo của quân Lương nên La Thành bị chiếm chỉ sau có chưa đến 2 canh giờ công thành. Thậm chí Lương An còn chưa phải ra trận mà chỉ ngồi phía sau theo dõi. Lâm Hảo sau khi tăng tiến sức mạnh đang là mũi nhọn tấn công cho nước Lương.

Lương An vẫn sử dụng chính sách cũ đối với dân chúng vùng đất chiếm được. Ai muốn rời đi cứ việc rời đi, ai muốn ở lại thì được miễn thuế ở nước Lương 2 năm. Binh sỹ đầu hàng đều được thả. Quan lại tạm thời cứ giữ nguyên đợi đến khi Nội Bộ nước Lương thẩm tra xong thì mới tính tiếp. Việc giữ ổn định cho vùng đất mới chiếm được được Lương An làm ngay sau khi đạt được mục tiêu chiến dịch.



Hiện tại quân Lương đã kiểm soát một vùng rộng 4 500 dặm kể từ hai cảng biển cho nên việc bố trí phòng ngự phải được làm lại. Số thành trì chiếm được ở cả hai hướng là 12 thành trong đó có 4 thành hướng của Nam Giang Doanh còn 8 thành hướng chính. Quân sỹ đóng ở cảng Nam Hải sẽ được điều toàn bộ đến các thành này để tổ chức phòng ngự. Một nửa quân số ở căn cứ chính tại Liên Cực Cảng cũng được điều đi để tăng cường cho những nơi này. Cho nên hiện tại hai cảng biển chỉ còn lại lực lượng thuỷ quân là chính chứ bộ binh còn lại không nhiều. Như căn cứ ở Liên Cực Cảng giờ chỉ còn lại 2000 bộ binh cùng với 2000 thuỷ quân. Số lượng thuỷ quân này bao gồm 500 người phòng thủ trên các tháp canh cùng 1500 người chia ra trên 15 tàu chiến cỡ trung bảo vệ cho vùng cảng biển.

Những thương nhân từ Hải Quốc và Đông Quốc thậm chí còn chưa biết đến cuộc chiến trên bờ. Họ vẫn đang tận hưởng những ngày tết ở nơi xa xứ. Khu vực dân sự ở hai cảng vẫn trong tình trạng bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra. Điều này chứng tỏ việc giữ bí mật tin tức của quân Lương là rất tốt.

Vua Thuần Chính lúc này đã ra lệnh cho cả bộ binh và thuỷ quân xuất chiến. Bộ binh thì phải tìm mọi cách để chiếm lại khu vực La Thành vì nơi đó là nơi trọng yếu cũng là trung tâm của cả vùng rìa đông nam nước Giang. Nắm được nơi đó thì sẽ khống chế được đường đi từ vùng phía đông nam ngược lên trên cùng như nối liền vùng này với khu vực lưu vực sông Đông Giang ở hướng tây. Thuỷ quân có nhiệm vụ tấn công thẳng vào hai cảng nước Lương khi biết rằng quân sỹ ở đây bây giờ đã ra mặt trận không còn lực lượng đông đảo phòng ngự nữa.

Tuy nhiên đang vào mùa thời tiết khắc nghiệt muốn điều động lượng tàu lớn từ vùng bán đảo ra là rất tốn thơi gian nên chỉ có thuỷ quân phía đông nước Giang là tham chiến. Họ cũng chỉ có khoảng 30 40 cỡ trung cùng 10 tàu cỡ lớn. Lực lượng tính ra không thể áp đảo được quân Lương khi mà lúc này các tàu từ Cảng Bạch Sa của nước Lương cũng đã hành động sẵn sàng tiếp viện khi cần. Nên nhớ rằng máy bắn tên trên tàu chiến nước Lương có thể khoan thủng một lỗ trên tàu chiến cỡ trung chỉ với 1 phát bắn trúng trong khoảng cách 300 bộ. Đây là ưu thế cực lớn khi mà tàu của nước Giang chỉ có tàu cỡ lớn mới có máy bắn tên mới do Giang Hạo chế tạo còn những tàu chiến cỡ trung và thuyền nhỏ đều vẫn đang sử dụng cung thủ truyền thống. Đấu xạ tiễn với nước Lương hiện tại là tự sát chứ không phải là cầm đá đập vào chân nữa.

Lương An tất nhiên là đã tính toán đến việc bị đánh vào hậu phương cho nên sau khi quân của Nam Giang Doanh đã được lệnh chuẩn bị sẵn sàng hành quân ngay khi có tin báo từ Liên Cực Cảng. Dù sao thì tình báo cũng báo về là không có quân Giang phản công ở hướng của Nam Giang Doanh cho nên 55000 quân này không bị vướng vào cuộc chiến nào.

Không chỉ thế mà lực lượng chính ở La Thành sau khi để lại thành trì cho quân từ căn cứ đến canh phòng thì 85000 quân Lương còn chủ động tấn công quân phản công của nươc Giang. Lâm Hảo cùng với Võ Trọng vẫn là những người dẫn đầu hai doanh tiến về phía trước. Quân Giang phản công do Giang Hạo trực tiếp chỉ huy cùng với Giang Trọng làm phó tướng. Như vậy cũng là hai Lĩnh Vực dẫn quân. Ngoài ra còn có hai vị có Lĩnh Vực kia cũng đã chuẩn bị sẵn sàng tiếp ứng khi cần thiết. Dù sao thì quân Giang vẫn chưa biết việc Lương An tự mình dẫn quân cho nên không điều đi toàn bộ đội hình mạnh nhất.

Thông tin quân Giang nhận được vẫn chỉ là có một mình Lâm Hảo có Lĩnh Vực mà thôi. Mà Giang Hạo rõ ràng là có thể tự mình đối phó với Lâm Hảo. Đây cũng là lúc mà Giang Hạo cho thiên hạ biết được Lĩnh Vực của Hải Mã mạnh mẽ ra sao. Tuy nhiên vì thời gian gấp rút cho nên quân Giang không huy động được lực lượng đông đảo mà chỉ có 6 vạn người tại chỗ được huy động cho việc phản công La Thành.

Hai bên giao chiến với nhau từ khu vực cánh La Thành về phía bắc khoảng 50 dặm khi mà quân Giang còn đang hành quân còn quân Lương thì chủ động ra chặn đánh. Với quân số đông hơn cùng với việc có lực lượng cung thủ vượt trội thì quân Lương chọn cách giao chiến trực diện. Dù sao tình thần binh sỹ nước Lương cũng đang lên rất cao đây là lợi thế lớn trong khi chiến đấu.

Lĩnh Vực của Hải Mã là Cuồng Phong cũng là thuộc tính gió như Lĩnh Vực của Hoàng Ưng. Điểm khác nhau là một bên tạo ra những Phong Đao sắc bén tấn công đối thủ còn một bên tạo ra cả một cơn gió lốc càn quét chiến trường. Một bên thuộc về tấn công đơn lẻ còn một bên là tấn công diện rộng. Rõ ràng là Cuồng Phong ảnh hưởng đến chiến trường nhiều hơn Phong Đao tuy nhiên Lâm Hảo cứ bám chặt lấy Giang Hạo mà đánh thì Giang Hạo cũng chẳng có hơi sức đâu mà càn quét chiến trường cả. Giạng Trọng là người có Lĩnh Vực thì tất nhiên là áp đảo được Minh Võ bên phía nước Lương. Hai người này đang cho thấy rõ ràng là có một bên nặng ký hơn nhiều. Thế nên dù biệt thiệt thòi cả về quân số lẫn tinh thần chiến đấu thì quân Giang vẫn đang chiến đấu ngang cơ được thậm chí còn có phần lấn át quân Lương cho đến lúc bầu trời nổi sấm chớp.

Lương An cưỡi Ô Vân xẻ dọc chiến trường lao về phía Giang Hạo. Cuồng Phong còn đang phải chống đỡ với Phong Đao thì bị xé toạc bởi một tia Huyền Lôi lớn rồi Hắc Long nhảy bổ vào con Hải Mã bên trong Lĩnh Vực. Giang Hạo vốn có chút ưu thế thì bây giờ buộc phải bỏ chạy vì Giàng Hạo hiểu rõ đối đầu với Lương An chỉ có chết mà thôi. Không có bất cứ cách nào khác, quân Giang buộc phải đợi hai người có Lĩnh Vực còn lại đến để tập trung đấu với Lương An như cách mà lần trước nước Thịnh làm chứ còn hai người Giang Hạo ở đây chẳng chịu nổi một đòn toàn lực của Lương An.

Vì Lương An tham chiến cho nên tình hình thay đổi hoàn toàn làm cho quân Giang buộc phải rút lui theo Giang Hạo. Giang Trọng bên kia đang gần như đè bẹp được Minh Võ cũng phải rút lui nếu nất ná thêm sợ rằng mạng nhỏ khó giữ. Cho dù Giang Trọng có gϊếŧ được Minh Võ thì đổi Lĩnh Vực với Hoá Hình thì nước Lương cũng lợi hơn rất nhiều.
« Chương TrướcChương Tiếp »