Thời điểm hiện tại không có bên nào muốn chủ động xuất chiến cho nên chắc chắn sẽ không xảy ra đánh nhau. Cả ba nước cũng đều dũng những cách của riêng mình để làm cho quốc lực được tăng cường cho nên thời gian này là giai đoạn thích hợp nhất để có những thái đổi bên trong cả ba nước. Lương An sau một thời gian suy nghĩ cũng như nhìn thấy hiệu quả từ vùng tây nam trong việc để một vùng chuyên phụ trách một việc cho nên Lương An đang tính làm như vậy với cả bốn vùng của đất nước. Muốn được như vậy thì cần phải dựa vào đặc điểm của từng vùng cũng như tìm ra được thứ có lợi thế nhất của họ. Việc này đang được Lương An cẩn thận tính toán.
Lấy ví dụ vùng tây nam hiện tại là nơi có nhiều khoáng sản cho nên tập trung vào việc khai thác cũng như chế tác. Cũng vì vậy mà không chỉ Tài Bộ đặt xưởng làm tiền đồng cũng như đúc vàng bạc ở đây mà cả Binh Bộ cũng chuyển gần như toàn bộ những xưởng chế tạo quân giới của cả nước Lương về vùngt tây nam. Hiện tại chỉ còn ba cảng biển là có xưởng riêng lẻ khi vừa phụ trách đóng tàu chiến vừa chế tạo máy bắn tên. Còn ngay cả tên của họ cũng là được chế tạo tại vùng tây nam chuyển ra để đồng bộ về mặt chất lượng.
Vùng tây nam đã hoàn toàn trở thành vùng sản xuất công nghiệp của cả nước. Tất cả sản phẩm của họ đều được đản bảo về mặt chất lượng từ nông cụ trồng cấy như cuốc, xẻng, lưỡi cày cho đến công cụ như dao, dùi đυ.c, móng ngựa. Mặt hàng nào họ cũng có thể cung cấp số lượng lớn. Các xưởng rèn ở địa phương bây giờ chủ yếu là sửa chữa những đồ vật tại chỗ chứ hầu như là đều nhập của họ về bán. Ngay cả quặng sắt thô cũng được bán từ vùng tây nam ra. Việc chuyên trách như thế này làm cho tay nghề của thợ chế tác ở đây càng ngày càng tốt tạo nên hiệu quả to lớn.
Hiện tại vùng đông nam là vùng tiếp theo được Lương An quy hoạch theo hướng chuyên biệt. Ngành mà lương an chọn là nông nghiệp. Nông nghiệp ở đây không phải thuần về sản xuất lương thực mà là bao gồm cả trồng cây ăn trái, hoa màu, chăn nuôi gia súc và cả đánh cá nữa. Vùng đông nam có rất nhiều lợi thế nếu được chuyển đổi hoàn toàn thành làm nông nghiệp. Thứ nhất là dân chúng ở đây quen thuộc với việc đồng áng. Thứ hai khí hậu ở đây ồn hoà, điều kiện thổ nhưỡng đầy đủ từ sống ngòi ao hồ cho đến cả biển đều có. Nhược điểm duy nhất của vùng này là diện tích không lớn. Cả vùng đông nam chỉ rộng bằng chưa đến hai phần ba vùng đông bắc và tây bắc hiện tại.
Thế là ngay lập tức có thành chỉ được đưa đến Ngọc Mễ Thành cũng là chủ thành lớn nhất của vùng đông nam. Toàn bộ vùng chuyển sang canh tác theo cơ cấu mới. Chỉ có vùng xung quanh thành Ngọc Mễ 500 dặm là vẫn tiếp tục trồng lúa Ngọc Mễ vừa để cho nhu cầu trong nước vừa để bán ra bên ngoài. Phần còn lại chuyển sang trồng cây ăn trái và chăn nuôi tuỳ theo điều kiện tại chỗ. Ví dụ như phần sát với biển ở cảng Bạch Sa. Có những con sông chảy ra biển thì chuyển sang đào ao nuôi cá cùng với đánh bắt cá tự nhiên. Vùng sát với vùng đông bắc có đất đai màu mỡ thì trồng các loại cây lương thực khác như ngô, đại mạch, lúa mì. Vùng sát cực phía nam chuyên dụng để trồng hoa quả như cam, táo. Đặc biệt là đào ở vùng này rất ngon.
Vì đã xong vụ thua hoạch mùa thu lại chưa gieo hạt mới cho nên dân chúng không phải mất công nhổ đi trồng lại. Đặc biệt những vùng chuyển sang trồng cây ăn trái vài năm mới có thu hoạch thì được quan phủ cấp lương thực cho người dân cho đến khi có thu hoạch thì thôi. Trong mấy năm trời họ sẽ không thu được gì được chu cấp lương thực âu cũng là chính đáng. Người dân lúc đầu cũng khá hoang mang nhưng sau khi được quan phủ hướng dẫn canh tác và cấp hạt giống thì hoàn toàn yên tâm. Trước đó người của Thương Bộ đã đi mua hạt giống từ nhiều nguồn bao gồm cả mua chui từ nước Giang và nước Thịnh sang để đủ cung cấp cho người dân. Người của Lễ Bộ cũng đã nghiên cứu phương pháp canh tác đầy đủ từ trong sách cũng như là thực địa các vùng.
Còn hai vùng tây bắc và đông bắc thì tạm thời vẫn là kiểu như cũ. Thay đổi lớn nhất là giờ lương thực của nước Lương sẽ từ hai vùng này mà ra. Tây Giang và Bình Giang là hai phủ nằm trên lưu vực sông Đông Giang có nước sông đầy phù sa nuôi dưỡng cho nên cực kỳ thích hợp để trồng lúa. Dân chúng ở đây cũng toàn là người trồng lúa lâu đời trước đó chuyển từ những vùng khác đến cho nên hiện tại hai phủ có diện tích lớn nhất cả nước đang là vùng sản xuất lúa chính của cả nước. Bây giờ còn có thêm vùng đồng bằng phương bắc hay còn gọi là Bắc Điền Phủ. Đã một năm từ ngày quân Lương chiếm được vùng đất này. Những người dân nước Thịnh còn ở lại đều đã được phổ biến về luật pháp nước Lương cũng như những chính sách hoà hợp dân tộc của Lương An. Trước kia Lương An chỉ chiếm hai vùng đất hoang vắng không có người ở cho nên không phải lo đến việc bình định dân chúng nhưng sau chiến dịch năm ngoái cũng như việc mở cửa với người Lạc thì Lương An đã ban hành những chính sách để cho người dân trong những vùng mới chiếm được không bị hoang mang lo sợ.
Thứ nhất bất cứ vùng đất nào mới về với nước Lương đều được miễn thuế hai năm để cho dân chúng quen với chế độ mới. Thứ hai những người dân nào không muốn ở lại đều được thả đi không được gϊếŧ hại. Thứ ba tuyệt đối quân sỹ không được cướp bóc của cải những vùng mới chiếm được. Những kho dự trữ lương thực hoặc kho bính khí của quân đội ở vùng chiếm được đều do Binh Bộ tiếp quản. Cuối cùng là quan lại địa phương sau khi được tɧẩʍ ɖυyệt cẩn thận bởi Nội Bộ thì sẽ được giữ nguyên quan chức, nếu không đạt vẫn được thả đi không gϊếŧ.
Điều bất ngờ nhất với dân chúng vùng Bắc Điền là lúc đầu họ tưởng sự huỷ diệt đã đến với mình sau khi nghe tin Diệp Tinh Hà huyết tẩy toàn bộ thành Bách Điền nhưng sau đó không những không chết mà còn biết thuế ở nước Lương rất thấp thì họ lại rất vui mừng. Dân chúng chính là như vậy, họ không quan tâm ai làm vua ai lãnh đạo. Người nào cho họ cuộc sống ấm no thì họ ủng hộ người đó. Lương An từ một con rồng huỷ diệt biến thành một vị vua tốt chỉ sau một năm đối với dân chúng vùng Bắc Điền. Thật ra là số dân này cũng không có nhiều. Phần lớn là dân ở những thôn làng nhỏ không muốn rời bỏ quê hương mình còn dân chúng trong năm toà thành kia đều đã bỏ chạy từ lâu. Người Lạc tiếp quản 2 thành còn người từ vùng tây bắc nước Lương đến tiếp quản 3. Còn Bách Điền Thành thì vẫn đang bỏ hoang đấy.
Bách Điền Thành sau một năm bị bỏ hoang theo lệnh của Diệp Tinh Hà cuối cùng cũng lại có người sống. Nơi đây chính là nơi đã chứng kiến cơn giận dữ kinh khủng nhất từ trước đến nay trong toàn bộ lịch sử người Hạ. Khi dân chúng được cử đến đây thì trước mắt họ là một cảnh tượng tan thương đến không thể tả được. Bên trong thành toàn bộ đã bị lửa thiêu cháy không còn bất cứ công trình nào còn nguyên vẹn thậm chí là cả nước trong các hồ nước nhỏ trong thành cũng cạn khô vì nung nóng. Chỉ còn lại những giếng nước sâu mới còn có nước. Ngay cả tường thành bốn phía cũng bị cháy xém. Tất cả các thành lâu đều không còn.
Những người dân này phải xây dựng lại bên trong thành hoàn toàn cho nên họ được miễn thuế thêm 2 năm nữa là 4 năm. Những hộ làm nông cũng được cấp cho những vùng đất xung quanh thành mà một năm trước chính là chiến trường khốc liệt để trồng cấy. Toàn bộ những người dân ở đây đều có chung một ấn tượng về Diệp Tinh Hà đó là Hoàng Hậu còn đáng sợ hơn cả mãnh thú nữa. Thật không ngờ một nữ nhân xinh đẹp lúc nào cũng thấy vui vẻ hoạt bát lại có thể làm ra những chuyện kinh khủng thế này. Đúng là phụ nữ luôn đáng sợ theo một cách nào đó.
Thế là chính xác hiện tại nước Lương đã được chia thành các khu vực rõ ràng như sau. Vùng tây nam là vùng sản xuất công nghiệp cộng với chế tạo binh khí. Vùng đông nam là vùng sản xuất nông nghiệp. Hai vùng đông bắc và tây bắc vừa sản xuất lương thực chính là lúa gạo vừa chuẩn bị cho chiến đấu. Có ba vùng trồng lúa trọng điểm là Tây Giang và Bình Giang cộng với Bắc Điền Phủ. Vùng Lạc Thành, Thiên Mộ có thêm một chức năng nữa là họ là vùng sản xuất sản phẩm may mặc chính của cả nước. Phụ nữ người Lạc vốn đã khéo tay nay lại có thêm công cụ dệt vải nữa cho nên từ áo lông cừu cho đến áo vải thô đều được họ làm với chất lượng tốt nhất cả nước.
Các vùng sản xuất muối thì vẫn như cũ. Điểm khác biệt lớn nhất trong thời gian này là đoàn tàu vận tải chở muối của nước Lương hiện tại đã được hoàn thiện. Đi theo còn có các tàu chiến cỡ trung chuyên hộ tống bảo vệ nữa. Tuyến đường vận tải trên bộ từ Cảng Nam Hải về đến thành Lương Kinh cũng đã được Công Bộ làm xong để tránh tình trạng lại một lần nữa bị nước Giang phong toả cảng biển.
Việc phân chia nhiệm vụ một cách rõ ràng thế này làm cho mỗi một vùng đất đều phát huy được thế mạnh của mình, sản lượng của tất cả mọi ngành nghề cũng vì thế mà tăng trưởng theo. Cuộc sống của người dân cũng trở nên sung túc hơn đã không còn cảnh những hộ nghèo đòi tha hương ở vùng biên giới. Nhắc đến vùng biên giới thì hiện tại nước Lương có một luật là không có bất cứ làng mạc nào được xây dựng sát bên giới dưới 50 dặm. Vùng bán kính 50 dặm này hoàn toàn do các doanh trại canh phòng biên giới kiểm soát để tránh tình trạng dân chúng bị kéo vào những cuộc chiến nhỏ lẻ thường xuyên xảy ra ở biên giới.
Hiện tại bất cứ hộ dân nào của nước Lương cũng có thể tự mình lo tiền thuế hàng năm mà không cần phải vay mượn ai. Số lượng hộ không có lương thực dự trữ đã giảm đến 7 phần. Lương An càng lúc càng được ca tụng nhiều hơn trong dân chúng. Hiện tại đến đứa trẻ 3 tuổi cũng biết được bệ hạ là người anh minh thế nào. Chỉ trừ 2 đứa trẻ là hoàng tử và công chúa. Hai đứa trẻ đã sang tuổi thứ tư chỉ thấy duy nhất một chữ ở phụ hoàng đó là lười. Cứ mỗi lần phụ hoàng đến Thiên Minh Cung là chỉ có ngủ đôi khi ngủ cả mười mấy canh giờ. Tất nhiên là cả hai không hề biết phụ hoàng bị mất ngủ chỉ khi ở bên cạnh mẫu hậu thì mới ngủ được. Còn mẫu hậu của cả hai thì cũng có một chữ đó là dữ. Mẫu hậu vô cùng nghiêm khắc hung giữ. Không cẩn thận là sẽ bị đánh đòn ngay. Thế nên cả hai đều muốn có thêm khoảng thời gian ở với phụ hoàng vì được cưng chiều hơn. Mỗi tội mỗi lần làm nũng làm phụ hoàng tỉnh giấc là một lần bị mắng cho tơi tả. Cũng may là còn có Dương Mặc ở giữa ngăn cản cơn sóng giữ cho hai đứa trẻ nếu không thì Thái Y Viện chắc sẽ điên đầu mất.