Chương 12: Khiếm khuyết kinh văn nhưng vẫn luyện - lúc bế tắc xem chết như không
Y bật lên tiếng kêu thảng thốt:
- Hay lắm! Đây chính là môn công phu ta cần! Đúng là hoàng thiên bất phụ khổ nhân tâm, ta được cứu rồi.
Âm thanh giọng nói của y vẫn còn khàn khàn, cho dù đã một lúc lâu sau khi y không cười được nữa y chỉ lẳng lặng dọn dẹp mà không hề lên tiếng. Nhưng y không quan tâm đến điều đó nữa. Ngược lại, hai mắt y như muốn dán vào phần kinh văn mà tay vừa vô tình lật phải.
Vì đó là phần kinh văn giúp cho y có thể luyện được công phu Quy Tức Đại Pháp.
Với công phu này, y nghĩ, y sẽ bế khí nín hơi được một thời gian lâu. Với thời gian đủ lâu đó, y lại nghĩ, nếu y tìm được Bích Dạ Kiều tuy đã bị huỷ hoại nhưng vẫn nằm đâu đó dưới Bích Dạ Đầm, y sẽ lần dò theo Bích Dạ Kiều và y sẽ thoát được nơi này.
Phấn chấn được ý nghĩ này y xem xét và tìm hiểu thật kỳ công phu Quy Tức Đại Pháp.
Sau khi tìm hiểu y thoáng ngẩn người vì vấp phải một khó khăn. Đó là, theo kinh văn có ghi, muốn luyện được Quy Tức Đại Pháp y phải luyện được tâm pháp nội công Ngũ Tuyệt.
Tìm kiếm trong quyển kinh phổ đến đoạn có ghi phần nội công tâm pháp, y lại háo hức xem tìm hiểu.
Và lần thứ hai y lại phải ngơ ngẩn thần tình vì một khó khăn khác. Nội công tâm pháp mà y đang đọc chỉ là phần bổ khuyết, làm cho phần nội công tâm pháp trước đó thêm uy lực.
“Phần nội công tâm pháp trước đó là gì ? Sao ta không tìm thấy trong quyển kinh phổ này ? Không lẽ đó lại là phần có trong Ngũ Tuyệt Công Phu Hạ Tầng? Nếu vậy…” Lo lắng tột bực, y không dám nghĩ tiếp nữa… Vì nếu đúng như y nghĩ thì y đang gặp phải một vòng luẩn quẩn:
muốn luyện Quy Tức Đại Pháp trước hết phải luyện được nội công, muốn luyện được nội công ở phần Thượng phải luyện nội công ở phần Hạ và phần Hạ thì đã bị thất lạc từ lâu kể từ khi Cung Chủ đời trước xuất cung.
Tóm lại, y không có phần Hạ thì y phải chết dần ở đây. Ngược lại, nếu y có phần hạ y chỉ cần luyện Ngũ Tuyệt Thân Pháp là xong, đâu cần gì phải cố công luyện hết công phu này đến công phu kia để sau cùng phải nhờ Quy Tức Đại Pháp công phu mới có được cách đi thoát ?
- Đúng là một vòng luẩn quẩn như một mê hồn trận.
Y buột miệng thốt lên câu này và ba chữ vòng luẩn quẩn gợi cho y nhớ việc y đã phải lần dò vòng quanh cả một tiểu đảo trước đây.
Chính nhờ sự lần dò đó, cuối cùng này y phát hiện được những tự dạng giúp y vào được Bích Dạ Cung và thoát khỏi cái giá lạnh về đêm và cái nóng thiêu người của ban ngày.
Y lại kêu lên:
- Ta phải tìm cách phá vỡ vòng luẩn quẩn này. Nếu nội công tâm pháp phần thượng là phần bổ khuyết cho hạ tầng chắc chắn phải có những đoạn kinh văn có liên quan đến ba phần kinh văn hạ tầng ta còn khiếm khuyết.
Hăm hở vì phát hiện này, y cắm cúi đọc lại nhiều lần kinh văn nội công tâm pháp Thượng tầng.
Đúng như y nghĩ, kinh văn Thượng tầng đúng là có lược qua kinh văn Hạ tầng.
Với kinh văn y đã làu thông về Bích Dạ Sáo Khúc, Lôi Khúc, khi đọc qua Thượng tầng y rất dễ dàng thấu triệt.
Và phần mà y chưa thể thấu triệt dù là mơ hồ, chính là ba đoạn kinh văn có liên quan đến Bích Dạ công phu Hạ tầng là:
Tiêu, Cầm và Chung Khúc.
Y dựa vào ba đoạn kinh văn đó để cố mò mẫm cho được ba phần y còn khiếm khuyết.
Thời gian dần trôi, y vẫn giậm chân một chỗ.
Có chăng, nhờ việc mò mẫm này, y thức ngộ được một điều:
y có thể luyện được hai phần kinh văn Bích Dạ Sáo Khúc và Bích Dạ Lôi Khúc.
Tuy không đủ Ngũ Tuyệt để luyện được Ngũ Tuyệt Thân Pháp hay Quy Tức Đại Pháp nhưng việc luyện này vẫn không đến nỗi tác hại nếu như y chỉ luyện theo một phần kinh văn riêng lẽ. Nghĩa là y không bị tẩu hoa? nhập ma như lão Giáo chủ Hắc Y Giáo họ Thôi!
Y bật kêu lên tạm hài lòng:
- Không là Ngũ Tuyệt thì là Nhị Tuyệt! Chẳng hơn là không có Tuyệt nào và phải chết dần ở đây!
Ngẫm lại, y vẫn hơn bao nhiêu môn nhân Bích Dạ Cung. Họ không có được may mắn như y là được hai trong năm phần kinh văn của công phu hạ tầng.
Từ lúc ấy, y bắt đầu chiếu theo hai phần kinh văn nọ, kể cả ở hạ tầng lẫn thượng tầng để khổ luyện công phu.
Thời gian lại trôi, không biết được bao lâu, cái đói, cái khát bắt đầu xuất hiện dày vò thân xác y.
Y kinh ngạc, lẫn lo lắng!
Y nghĩ thầm:
- “Thời gian đã lâu, ta không hề ăn uống sao không cảm thấy đói khát ? Và bây giờ sao cảm giác này lại ập đến ? Nguy tai! Ở nơi này không hề có thực vật, ta làm sao tìm được để thỏa mãn điều tối cần này ? ” Y buông dở việc luyện công để đắm chìm vào hai ý nghĩ:
tại sao chịu đựng đói khát lâu như vậy ? Và y phải làm gì để trấn áp cảm giác này?
Với vấn nạn thứ nhất, y không sao tìm được lời giải đáp.
Và với vấn nạn thứ hai, y lại càng không tìm được câu trả lời !
Điều này có nghĩa là:
trước khi y luyện xong công phu để có thể mạo hiểm thoát nạn thì y phải đương đầu với nỗi khó khăn lớn nhất. Nếu y đương không nổi, y phải chết dần chết mòn vì đói và vì khát.
Càng nghĩ, cái đói và cái khát càng dày và càng hành hạ y.
Nhìn các vật quanh y:
Tiêu, Sáo, Cầm… Y ước ao :
“ Phải chi chúng có thể biến thành thực vật thì hay biết mấy!” Nghĩ thế, y lại nhìn cuộn lụa và quyển kinh phổ. Nếu y vì đói quá và phải nhét bừa một vật gì đó vào miệng thì vật đó chỉ có thể là quyển kinh phổ và cuộn lụa mà thôi. Dĩ nhiên vì chúng là vật mềm mại, dễ nhai, dễ nuốt.
Do nhìn chằm chằm vào hai vật này với sự thèm khát cực độ, y chợt phát hiện ở mặt sau cuộn lụa hãy còn một hàng chữ nữa mà y chưa đọc đến.
Nghĩ đây là điều y cần, y vội vã hất quyển kinh phổ sang một bên để chộp vào cuộn lụa.
Y tuyệt vọng vì nội dung của hàng chữ đó không liên quan gì đến điều y cần. Đó chỉ là lời điểm chỉ, giúp y tìm được mấu chốt cơ quan, làm cho bức tường đá kia hé mở, để lộ cho y một lối đi duy nhất là lối mà y đã bị luồng hấp lực lúc trước cuộn phăng vào.
Dù đang tuyệt vọng vì không sao tìm được vật thực, y vẫn suy nghĩ về lời điểm chỉ này.
Qua đó y hiểu lúc y ở bên ngoài chạm vào mô đá tròn lẳng, đó chính là y đã làm cho cơ quan phát động. Ngay sau đó bức tường đá liền hé mở. Theo đó, do bên trong Bích Dạ Cung là khoảng trống không to lớn, việc bức tường hé mở làm cho nước ở Bích Dạ Đầm phải xông ùa vào. Và đây chính là luồng hấp lực đã xuất hiện và đã cuốn y lọt vào Bích Dạ Cung.
Thông suốt được điều này, y lại gặp trắc trở với vấn đề vật thực.
Y lại đưa mắt tìm quanh. Và mục quang của y lại nhìn vào quyển kinh phổ.
Gọi là ý trời cũng đúng mà gọi là duyên kỳ ngộ cũng không sai, quyển kinh phổ do y vừa hất sang một bên tình cờ lại đưa trang cuối cùng vào ngay tầm thị tuyến của y.
Ở trang này có một đoạn kinh văn mập mờ như sau:
“Lãnh khí luyện thần, Lãnh thủy tẩy cốt ! Khổ hạnh nhập định, diện bích tiềm tu!
Quên đói quên khát, công phu đại thành!” Lãnh khí và lãnh thủy thì Bạch Bất Phục biết, nhưng còn khổ hạnh nhập định và diện bích tiềm tu thì y không sao hiểu được. Không lẽ theo kinh văn này y cứ nhắm mắt nhập định, gạt bỏ sự dày vò của đói khát để đạt được cái gọi là công phu đại thành?
Thế nhưng, ngay lúc này chính y còn không chịu sự đói khát cứ ập đến càng lúc càng tăng, y đâu có cách nào giũ bỏ toàn bộ những cảm giác này để nhập định?
Chợt nghĩ đến bốn chữ “diện bích tiềm tu” nghi ngờ nhìn vào bức tường đá phía trước. Đó là lối thoát như trong cuộn lụa đã điểm chỉ. Và đằng sau bức tường đá chính là Bích Dạ Đầm được đoạn kinh văn nhắc đến bằng hai chữ “lãnh thủy”.
- Ô hay! Vậy còn Lãnh khí luyện thần và Lãnh thủy tẩy cốt thì sao? Hai câu kinh văn này hàm ý gì?
Đó là hai câu kinh văn mà thoạt đọc qua y nghĩ là y hiểu! Nhưng bây giờ nghĩ lại, y cứ mơ mơ hồ hồ vì y không hiểu gì cả!
Sau cùng, y kêu lên:
- Phải chăng nhờ có Lãnh khí luyện thần và Lãnh thuỷ tẩy cốt ta sẽ chế ngự được sự đói khát để có thể khổ hạnh nhập định và diện bích tiềm tu?
Y kêu như vậy vì y nhờ đến một thời gian khá dài y không hề đói khát, trước khi lọt vào Bích Dạ Cung. Phải chăng đó là nhờ y đã trải qua nhiều ngày chịu đựng lãnh khí và lãnh thủy.
Suy đi nghĩ lại, y tin rằng điều y hiểu thì mười phần đúng đến chín. Vì suốt thời gian y ở lại tiểu đảo, ngoài hai khắc không đáng kể cả buổi sáng và buổi chiều y ung dung đi lại trên tiểu đảo, thời gian còn lại của sáu khắc năm canh, y cứ luôn đầm mình vào lãnh khí xuất hiện hằng đêm, dù y đã ẩn thân dưới nước, vẫn xâm nhập vào y như để luyện thần.
Cau tít đôi mày, y có phần lưỡng lự bất quyết.
Ýù nghĩ này của y nếu là đúng để khi phát động cơ quan làm cho bức tường đá hé mở, y phải mạo hiểm với sinh mạng để đi đến một trong hai kết quả:
một là y sẽ trấn áp được cơn đói khát hành hạ và luyện được công phu đến đại thành. Hai là y bị nhấn chìm mãi mãi vào đáy Bích Dạ Đầm vì y vô phương quy trở lại hoặc thoát nạn.
Cảm giác đói khát vẫn cứ dày vò y, buộc y phải đánh liều.
Y kêu lên:
- Đằng nào cũng chết! Ta cứ liều, biết đâu tìm được cái chết trong cái chết?
Thu nhặt tất cả mọi vật dụng đặt lên chiếc ngai, vì sợ nước Bích Dạ Đầm tuôn vào huỷ hoại.
Y đi đến chân bức tường đá.
Y chậm rãi đưa tay chạm vào một mấu chốt cơ quan như trong cuộn lụa đã điểm chỉ.
Y nín thở đưa tay xoay thật mạnh.
Cạch!
Bức tường đá hé mở thật ! Và nước không phải là từ bên ngoài xộc vào mà là ở lưng chừng phía sau bức tường đá đổ ụp xuống khi bức tường đá bị cơ quan phát động.
Toàn bộ số nước này đều đổ lên đầu Bạch Bất Phục, làm cho y phải bay bắn ra bên ngoài bức tường đá.
Bõm!
Y ngã lọt thỏm và một hồ nước! Hồ nước này đủ lớn để chức đựng trọn vẹn thân thể y.
Và khi y đã hoàn toàn ngã ngồi vào hồ nước thì lúc đó, nước từ bên ngoài Bích Dạ Đầm mới thật sự tràn vào.
Aøo…. Aøo….. Trước đó. Khi y tưởng bên ngoài bức tường đá chính là đáy Bích Dạ Đầm, sợ tợp phải những ngụm nước hôi thối, y đã bế hơi ngậm miệng. Điều này chỉ giúp ích lúc y ngã lọt vào hồ nước nhỏ.
Đến khi nước ở Bích Dạ Đầm thật sự tuôn vào, vì bất phòng, y không sao tránh được, việc phải tợp vào nhiều ngụm nước ngoài dự kiến!
Vẫn chưa hết những kinh ngạc dành cho y ! toàn thân của y giờ đây hoàn toàn chìm ngập vào làn nước giá lạnh. Ngoài ra, luồng hấp lực do nước Bích Dạ Đầm tuôn vào cứ luôn xô đẩy y, buộc y phải dán lưng vào vách hồ phía sau để khỏi bị cuốn vào Bích Dạ Cung do bức tường đá đang hé mở.
Liên tiếp nhiều lượt. Y phải tợp vào những ngụm nước vừa lạnh vừa hôi thối sau khi y đã nôn thốc nôn tháo những ngụm nước trước đó y đã tợp vào.
Nước vẫn không ngừng tuôn vào miệng, y càng nôn nhiều hơn và càng tợp vào nhiều hơn.
Sau cùng, đúng vào lúc nước vừa ngừng chảy, y chỉ kịp hớp một hơi thanh khí thì nước từ bên trong bỗng tuôn ngược trở lại.
Aøo… Aøo….
Điều này, khi còn ở trong Bích Dạ Cung y đã hiểu ra lúc nhìn thấy rãnh nước nhỏ nghiêng dần ra bên ngoài. Nhưng y lại không lường được việc phải ngã ngồi vào hồ nước nằm ở dưới thấp để chịu đựng lượng nước tuôn cũng nhiều như lúc tuôn vào.
Không chi trì được nữa, y ngất đi.
Khi tỉnh lại, y vẫn thấy đang ngồi giữa hồ nước nhỏ. Nhưng phần nước chỉ ngập cổ y mà thôi.
Trước mặt y, sau lưng y, cả hai bên tả hữu của y đều là những bức tường đá cao quá năm trượng.
Sau khi nhớ lại và sau nhiều lần quan sát xung quanh, y hiểu được rằng:
lối vào Bích Dạ Cung không phải chỉ có một bức tường đá chắn lối! Có thể là hai hoặc nhiều hơn bằng cớ là ở bức tường đá sau lưng y đang có một lỗ thủng nhỏ bằng nắm tay vẫn cứ đưa nước rỉ rỉ chảy ra. Đó chính là bức tường đá y đã nhìn thấy khi ở bên trong Bích Dạ Cung.
Và bức tường đá trước mặt y cũng chưa phải là bức tường đá sau cùng, giáp với đáy Bích Dạ Đầm. Vì nước trong hồ nhỏ, nơi y đang ngồi do đầy tràn, đang ri rỉ thoát đi theo một lỗ thủng, nằm ở phần chân bức tường đá.
Tóm lại, lúc mới ngồi y đã nghĩ đúng! Hồ nước nằm giữa hai bức tường đá này là để giúp y!
Lãnh khí luyện thần!
Lãnh thủy tẩy cốt!
Khổ hạnh nhập định!
Quên đí quên khát!
Công phu đại thành!
Quả vậy, từ trên cao,không hiểu xuất phát từ đâu, từng luồng lãnh khí đang thi nhau xuất hiện! Cái lạnh của lãnh khí và cái lạnh của lãnh thủy ngay lập tức hành hạ, giúp y tạm quên đi sự dày vò của cơn đói khát.
Y hiểu ra, vội dẹp bỏ tạp niệm, chuyên chú luyện công theo kinh văn y đã làu thông.
Y chìm dần vào vô thức.
Thời gian tiếp tục trôi!
Bỗng ở sau lưng y, một cái đau khôn tả chợt xuất hiện làm y tỉnh lại.
Mục quang của y chạm phải bức tường đá vây kín tứ bề và làn nước giá lạnh vẫn đang ngập đến cổ y, tất cả ngay lập tức đưa y trở lại thực tại.
Y thức ngộ một hiện thực, việc “diện bích tiềm tu” quả thật đã giúp y quên đi đói khát. Đây tuy là điều phi lý, nhưng sự thật lại xảy ra cho y.
Lưng y lại đau nhói khiến y nhớ lại nguyên nhân sự lai tỉnh vừa rồi của y.
Y hoang mang:
liệu hai lần đau nhói đó có phải là điều đương nhiên xảy ra cho bất kỳ ai khi luyện nội công tâm pháp không?
Nhẩm lại toàn bộ kinh văn kể cả ở hạ tầng lẫn thượng tầng của Ngũ Tuyệt Công Phu Thượng Tầng, y hồ nghi điều này. Vì nào có câu chữ nào trong kinh văn đề cập đến một việc tương tự.
Có nghĩa là sự đau nhói xảy đến với y phải do nguyên nhân khác! Đó là nguyên nhân gì?
Vừa chờ thêm được một lúc vừa tìm hiểu y an tâm dần vì cái đau nhói đó không xuất hiện nữa.
Lãnh khí vẫn tiếp tục xuất hiện, minh chứng rằng trong suốt thời gian y nhập định lãnh khí vẫn thổi không hề ngừng nghỉ, y có cảm giác lạnh.
Để chống lại cái lạnh, y tiếp tục luyện công, tiếp tục nhập định.
Và lần thứ hai, sự đau nhói lại đến với y khiến y từ vô thức trở lại với nhận thức.
Lần đau nhói này không những đau hơn lần trước mà dường như còn âm ỉ đau dài hơn.
Y lại băn khoăn:
- “Sao lại thế này? Không lẽ đây là dấu hiệu báo trước việc ta sẽ bị tẩu hỏa nhập ma do đã miễn cưỡng luyện công theo hai phần kinh văn?” - Ối!
Nỗi đau đột ngột tăng lên khiến y không kềm được buộc phải bật lên tiếng kêu đau đớn.
Và ngay sau đó, dường như y cảm nhận được cái đau đang di chuyển trong người y.
Đó như một vật thể sống đang tung tăng bơi lượn trong huyết mạch của y, khác với sự dẫn lưu của chân khí cuồn cuộn tuôn chảy theo kinh mạch.
Y lo lắng:
- “Vậy là không có liên quan gì đến nội công tâm pháp? Tuy ta không còn sợ chân khí nghịch hành dẫn đến tẩu hoa? nhập ma, nhưng nếu nỗi đau này cứ tái diễn ta làm sao toàn tâm toàn ý cho việc “diện bích tiềm tủ”.
Thế nhưng, như hiểu được nỗi lo lắng của y, vật thể kỳ lạ đó bỗng dưng dừng lại và y không cảm thấy đau nữa.
Thoáng an tâm, y tiếp tục luyện nội công.
- Hừ…! Rừ….Rừ….
Cái đau lại xuất hiện! Và lần này không hiểu sao cảm giác đau đó lại làm cho toàn thân y phải run bắn lên.
Cố cắn răng, chịu đựng, y lại suy nghĩ:
- “Không lẽ do ta đầm mình quá lâu vào lãnh thủy, cái lạnh buốt của lãnh thuỷ đã xâm nhập vào xương tủy khiến ta phải đau và phải run bắn toàn thân như thế này?”.
Dù y đang cắn chặt hai hàm răng lại với nhau nhưng toàn thân vì cứ run bắn nên hai hàm răng vẫn gõ vào nhau!
Cố hết sức để chi trì, y tự biện luận:
- “Không lý nào lại có chuyện này! Vì nếu cái lạnh của lãnh thủy đang thấm vào tận xương tủy thì ta không chỉ cảm thấy đau ở một chỗ, phải là đau khắp toàn thân mới đúng!”.
Nghĩ không ra nguyên nhân và do muốn trấn áp việc toàn thân đang run bắn như quá lạnh, y mạo hiểm nhắm mắt tọa công và cố tình không lưu tâm đến cái đau âm ỉ đang do vật thể bí ẩn kia gây ra.
- Hứ!
Keng!
Như có người nắm tóc lôi lên toàn thân y bất giác nhảy dựng do cái đau khôn tả lại xuất hiện lần thứ tư.
Thế nhưng, cái đau chợt chấm dứt một cách đột ngột như lúc nó đột ngột xuất hiện trong lúc y tọa công.
Nếu điều này làm y kinh ngạc thì âm thanh kia dù nhỏ nhưng vẫn là tiếng động của âm thanh va chạm xuất hiện ngay lúc y đau, còn làm cho y kinh ngạc nhiều hơn.
Kinh nghi, y quay đầu nhìn về phía sau, nơi mà y nghĩ rằng đã xuất phát ra tiếng động lọt vào thính lực của y.
Như đã nói, phía sau y hay xung quanh thân thể y đều là vách đá tạo thành cái hồ nhỏ cho y ngồi lọt thỏm, nên có phần nghi ngờ thình lực của y.
Aâm thanh kia có lẽ do mường tượng ra và không có thật. Nhưng, mục quang của y bất chợt nhìn thấy một điểm hàn quang ngay trên vách đá của hồ nước phía sau y.
Nhìn chằm chằm vào diểm hàn quang đó một lúc y chợt hiểu ra:
- Hừ! Thì ra là phần Tuyệt Mạng Phi Châm do lão Giáo chủ họ Thôi hạ thủ vào ta trước kia?
Y thoáng mừng vì thế là y không cần tìm đến Quỷ Y Ma Thủ, sư bá của Thôi Oanh Oanh nữa.
Việc y luyện nội công tâm pháp của Nhị Tuyệt trong Ngũ Tuyệt không ngờ lại giúp y vượt qua kiếp nạn này!
Hoàn toàn bình tâm vì không còn nỗi lo lắng canh cánh bên lòng y lại luyện công.