"Cua ủ cam, gỏi ngũ trân, canh đại dương."_
Hơn năm trăm bài thi được Hàn Song Hoành chỉ đạo thu đầy đủ, sau khi niêm phong, lại được giao vào tay Chủ quan chấm bài Hoàng Khải Hạc.
Khi Liên Hoa đến Minh Tư đường, vừa lúc thấy Lý Khế đang đỡ Tiêu Thạch bước qua bậc cửa.
"Trụ quốc đến tuổi mạo điệt này rồi còn đích thân ra mặt làm giám khảo, khiến người ta cảm động quá." Lý Khế nói, "Quốc Tử Giám lo việc dạy học trong thiên hạ, bác sĩ Quốc Tử đều là những người có học thức uyên thâm, nếu không phải là Trụ quốc, chỉ sợ khó khiến họ tin phục."
(Tuổi mạo điệt là khoảng 80, 90)Tiêu Thạch đáp: "Lão hủ rảnh rỗi mà, Thái tử điện hạ trăm công ngàn việc vẫn tự đến đây mới là khó, kì khảo thí này có liên quan đến việc tuyển dùng học quan, cần phải..." Nói được một nửa, thấy bên trụ có một người mang tướng mạo không tầm thường đứng nhìn không chớp mắt, bước chân ông lão dừng lại, kéo dài lời nói.
Liên Hoa vốn định lui ra sau bóng trụ, nhưng thấy Tiêu Thạch đã chú ý đến mình thì không thể không tiến lên.
"Liên Ngọc tham kiến Thái tử điện hạ, Tiêu trụ quốc."
Tiêu Thạch nhìn thấy tướng mạo của Liên Hoa thì trước tiên là thấy kinh ngạc, rồi lại nghĩ đến đứa cháu Tiêu Sầm của mình đúng là từng bị mưu kế của Liên Ngọc hại, không khỏi trầm mặt.
"Thái tử điện hạ." Tiêu Thạch lại tiếp tục nói, "Kì khảo thí này có liên quan đến việc tuyển dùng học quan, cần phải dùng những người công chính lỗi lạc, chớ nên vì nhất thời sóng yên gió lặng mà mời những kẻ quen dùng âm mưu quỷ kế."
Liên Hoa nghe thế, rũ mặt cúi đầu.
Tiêu Thạch đã lớn tuổi, nhiều năm không tiếp xúc với chuyện trong triều, chỉ là lương thần nhiều đời được hoàng gia thương xót, triều đình kính trọng. Lời ông nói khi ra mặt, phần lớn người ta cũng phụ hoạ theo chứ không phản bác.
Liên Hoa cũng chẳng phải người nhẫn nhục chịu đựng gì, chỉ là không quan tâm đến thể diện trước mặt người khác, càng không muốn làm Lý Khế khó xử, vì thế nên tự hạ mình: "Trụ quốc dạy phải, Quốc Tử Giám vốn không phải nơi mà một kẻ ngoại lưu như Liên Ngọc nên đặt chân đến."
Lý Khế liếc nhìn Liên Hoa một cái, đỡ Tiêu Thạch đi xuống bậc thềm, ngồi vào xe ngựa.
*
Việc chấm bài được thực hiện ở trong Vân Thanh viện nằm ở góc phía bắc Minh Tư đường.
Văn lại của Văn Hưng các chỉ có thời gian hai ba ngày để chấm hơn năm trăm bài thi khác nhau.
Nhưng bởi vì nội dung thi viết khá quen thuộc, kinh nghĩa thì chủ yếu xem có viết đúng viết đủ không, từ phủ thì xem vận luận có đúng không, đặt câu có phù hợp với yêu cầu không, khá là dễ phê duyệt, thêm giờ làm là có thể hoàn thành nhiệm vụ.
Phía sau lớp cửa gió, bóng người vội vàng lui tới, mặt giấy khẽ lay động.
Hoàng Khải Hạc nói chuyện với văn lại dưới trướng, cũng tham gia vào việc chấm bài.
Lúc này Liên Hoa đi vào, mỉm cười nhìn về phía đám văn lại, hắng giọng nói: "Mọi người làm việc cho tốt, mấy ngày này điện hạ sẽ mời các vị ăn cua ủ cam, gỏi ngũ trân, canh đại dương."
Mọi người đồng loạt ngẩng đầu lên.
Hoàng Khải Hạc nói: "Liên Ngọc, đây là do điện hạ nói, hay là ngươi nói?"
Liên Hoa nói: "Có gì khác nhau đâu? Ta nói tức là điện hạ nói."
Hoàng Khải Hạc: "Khụ khụ khụ."
Hoàng Khải Hạc đưa mắt ra hiệu với Liên Hoa, không vì điều gì khác, chỉ vì lúc Liên Hoa nói câu đó, Lý Khế đã đi vào trong phòng, giờ phút này đứng ngay đằng sau lưng Liên Hoa.
"Sao nào, các ngươi không tin ta à?"
Liên Hoa thấy mọi người làm một bộ muốn nói lại thôi, cũng không thấy bóng mình trông có vẻ to hơn thường ngày, trực tiếp lấy con dấu của Lý Khế từ trong tay áo ra vuốt ve trên đầu ngón tay, cười nói: "Nhìn thấy chưa, của Thái tử điện hạ đấy."
Lý Khế nhìn mà chẳng nói gì, đợi Liên Hoa nói xong câu cuối, mới vươn tay vỗ lên vai Liên Hoa.
Liên Hoa xoay người, khẽ a lên một tiếng.
Lý Khế nói: "Cua ủ cam ấy, giữ một phần cho cô."
Liên Hoa lặng lẽ thu lại con dấu, đưa quạt xếp lên, cười nói: "Hoá ra điện hạ thích chua."
Người ở đây chẳng hiểu gì, nhưng nghe thấy việc có đồ ngon chắc là thật, lại vội vàng cúi đầu làm việc.
Lý Khế đi vào phòng trong: "Tiên sinh vào đây một chút."
*
Liên Hoa đi theo Lý Khế vào hậu đường của Viện Thanh Vân.
Có một cây trăn được trồng ở đó.
"Vừa rồi trước mặt Tiêu trụ quốc, cô để tâm đến lễ chế nên không giới thiệu tiên sinh, làm tiên sinh phải chịu ấm ức rồi." Lý Khế nắm quạt xếp trong tay, "Nhưng trên thế gian này, lời xin lỗi rẻ rúng nhất không gì ngoài một lời nói suông, thế nên hôm nay cô không đến để xin lỗi tiên sinh, về sau, cô sẽ cho tiên sinh một danh phận lưu nội."
(các chức quan thuộc cửu phẩm gọi là lưu nội)Liên Hoa nói: "Không cần, thần đã lên tiếng rồi, mong mọi người được ăn một bữa ngon thôi."
Khi Lý Khế không nói gì, ngược lại sẽ khiến Liên Hoa cảm thấy áp bách.
Liên Hoa nói: "Thần cũng chỉ nổi hứng nhất thời, nếu điện hạ thấy thần đi quá giới hạn thì xin cứ thu hồi lại con dấu."
Lý Khế nhìn thoáng qua y, đi vào phòng trong hậu đường, cầm lấy một cái ống thư đặt trên bán sách.
Cởi bỏ dây buộc, lấy một quyển sách ở trong ra—— Trúc thư tập lục bản chú.
Liên Hoa thấy vậy, cũng không khúc mắc về việc có đi quá giới hạn hay không nữa.
Lý Khế nói: "Những chữ mà tiên sinh đánh dấu trong Tập lục, Bùi tướng đã chú giải chi tiết, cô xem đại khái cũng không thấy có gì để bắt bẻ, không biết tiếp theo tiên sinh có tính toán gì?"
Liên Hoa lấy lại, lật ra xem mấy chỗ, trả lại rồi nói: "Vật này có tác dụng quan trọng vào lúc thi vấn đáp đấy, cứ để chỗ điện hạ đã, còn lại thì thần sẽ an bài."
Lý Khế nói: "Được."
Trên giấy cửa sổ là bóng lá cây loang lổ in xuống.
Tua quạt trông như một giọt nước rủ xuống.
Hai người không nói gì, Liên Hoa bỗng nảy sinh một ý niệm trong lòng, lấy quạt của mình ra, so đo lớn nhỏ với Lý Khế.
Lý Khế nói: "Quạt của cô khai quang rồi đấy."
Liên Hoa nói: "Của thần cũng được khai quang rồi."
Lý Khế nói: "Của cô là do pháp sư Duyên Minh khai quang."
Liên Hoa nói: "Trùng hợp ghê, của thần cũng là do pháp sư Duyên Minh khai quang."
Lý Khế trầm lặng một lúc, thu quạt lại sau lưng, bên trong đôi mắt phượng có hoa tuyết phiêu lạc, nhìn thẳng vào Liên Hoa.
Trong ánh sáng mịt mờ, dung nhan hai người đều tinh xảo như ngọc.
Hàng mày của Lý Khế như phi vũ hướng về phía trước, hiện ra một kiểu anh khí, như chim ưng trên trời cao.
Liên Hoa mang miệng cười không ấm không lạnh, mắt tựa đào hoa, đôi môi đỏ khép lại đối lập với làn da trắng lạnh lẽo, khí chất không dễ trêu chọc như một con rắn núp trong bụi hoa.
Cuộc đánh giá giữa hai người bị tiếng hô lớn từ tiền viện truyền đến cắt ngang.
—— "Cua ủ cam tới ~"
*
Liên Hoa xách hai hộp cua ủ cam, trong lúc Vân Thanh viện đang chấm bài, một mình đi đến Bạch Du viện có công việc khắc in.
Hẻm dài trong Quốc tử giám yên tĩnh đến lạ thường.
Sau giờ tan học, sân Thái học, Quốc tử học và Quảng văn quán trống không, hơn ngàn sinh đồ chẳng ai ở lại, khiến cho tiếng đọc sách lanh lảnh lúc ban ngày cũng như có phần giả dối.
Dưới cửa thuỳ hoa đã sớm có một người đang đợi y, chính là bác sĩ Quốc tử Tiêu Lập Cương.
"Liên Ngọc, cuối cùng ngươi cũng chịu gặp riêng Tiêu mỗ một lần rồi." Tiêu Lập Cương phất tay áo như mời, bảo liên hoa đến toà lâu phía đông nói chuyện, "Sao lần này lại quyết đoán thế, phải nhờ công tử hé cửa cho, đám bọn ta mới an bài ổn thoả được chứ."
Liên Hoa ngồi xuống, bày cam ra, cười thở dài.
Y biết, qua chuyện đề thật giả, Tiêu Lập Cương và Đông Thuỵ Quân sẽ không tin tưởng y nữa, lần này ngoài mặt là đến để thăm dò, thực tế chỉ muốn lấy lui làm tiến, thuyết phục y nhường bộ.
"Tiêu đại nhân." Liên Hoa nói, "Nếu như không có gì ngoài ý muốn, sau đây chắc Đông đại nhân cũng sẽ dùng những lời tương tự như thế này đến nói cho ta biết, cho dù đề bày cả trên bàn, không có sự an bài của các ngươi, cũng sẽ không ai dám viết một cách tuỳ ý."
_
Lời tác giả:
Năm Thần Tông Nguyên Phong thứ bảy (1084), triều đình mới hình thành một chế độ thi cho học quan khá hoàn chỉnh. Học quan Thái học thi do Quốc tử giám tổ chức, nội dung thi chủ yếu là kinh nghĩa, thành tích đạt chuẩn chia hai nhóm: Nhóm trên làm Bác sĩ Thái học, nhóm dưới làm Chính lục Thái học.
Thời Nam Tống, kì thi của học quan Thái học lại có thay đổi, thi chia hai trường, trường đầu kinh nghĩa, trường hai thi phú, đạt chuẩn thì tuyển. Người thi đỗ trước tiên sẽ đảm nhiệm vai trò học quan ở Châu học, khảo sát những người ưu tú rồi mới đề cử làm học quan Thái học. Chế độ thi học quan hoàn chỉnh mới bảo đảm được độ tin cậy của việc tuyển chọn ra các học quan có tài đức vẹn toàn.