Chương 3

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Editor: dzitconlonton

Beta lần 1

Rượu phải được làm bởi hoa quế do chính tay Phùng thị hái vào tháng chín năm ngoái. Hương thơm nồng nàn, xen lẫn mùi nho núi, thêm chút hơi nóng, mùi ngọt nồng lan tỏa khắp phòng.

Sau lưng vang lên tiếng động lớn, A Lê bị hoảng sợ, vội vàng đứng lên, đối diện với ánh mắt không mấy thiện cảm của Tiết Duyên.

Trời lạnh, chàng chỉ mặc một bộ ngoại sam màu đen mỏng, thân hình cao lớn, ẩn dưới bóng ngọn nến. Đôi mắt của Tiết Duyên dài và hẹp, trên hai mí có một nếp gấp nông, sống mũi rất cao và thẳng, lúc mím chặt môi, trông rất xa cách và khó gần.

Nhưng diện mạo của chàng quả thực rất ưa nhìn, có chút côn đồ, coi như không đứng đắn nhưng lại khiến người ta không thể ghét nổi.

Có thể ngay khi xông vào, ngoại trừ Tiết Duyên không làm gì theo ý chàng, A Lê có thể nhận ra. Nàng khẽ hé môi, muốn mở miệng nói một câu với Tiết Duyên, nhưng lại bị chàng nhìn chằm chằm mà có cảm giác ớn lạnh khắp người.

Ánh mắt vừa sắc bén vừa cực kỳ hung hãn, mặc dù người đứng trước mặt chàng không làm sai chuyện gì nhưng vẫn sẽ chột dạ theo bản năng.

A Lê vẫn ôm bình rượu trong tay, có cảm giác ấm áp nhưng không ngăn được sự lạnh lẽo leo lên lưng, nàng khó khăn nuốt nước bọt, cuối cùng mạnh dạn phúc thân với Tiết Duyên, nhẹ giọng nói, "Chàng cứ nghỉ ngơi trước đi, ta đi phòng bếp tìm nội."

"Đứng lại."

Hai chữ đầy sự lạnh lẽo và thản nhiên, thậm chí không chứa bất kỳ cảm xúc nào bên trong, nhưng lại khí thế khϊếp người.

A Lê chỉ kịp bước hai bước, liền không dám nhúc nhích nữa. Nàng dừng chân, đưa lưng về phía Tiết Duyên, ánh mắt dừng trên tấm rèm bông ở cửa, âm thầm chờ mong Phùng thị có thể đột nhiên đẩy cửa tiến vào để giải vây cho nàng.

Sau lưng, Tiết Duyên đã chậm rãi đi tới, dừng bên cạnh nàng. Trên người chàng có một mùi hương tùng tự nhiên, hòa cùng với không khí lạnh lẽo của nước tuyết, mùi vị ấy xộc vào mũi, còn sảng khoái hơn cả trà nồng. A Lê nín thở, đầu ngón tay siết chặt, không biết nên ứng phó như thế nào cho phải.

Tiết Duyên hơi cúi người, lại gần hai má nàng, thấp giọng hỏi, "Ngươi là ai?"

A Lê cụp mắt xuống, dịu dàng nói, "Ta là A Lê."

"Tại sao ngươi lại ở trong nhà của ta?"

Câu hỏi này tuy tầm thường nhưng lại đặc biệt khiến người ta xấu hổ vô cùng, A Lê cọ cọ đầu răng lên xuống, một lúc lâu sau mới từ từ thốt ra miệng, "Thì, nội mua ta về nhà vào buổi sáng hôm nay."

"À..." Tiết Duyên chợt nhận ra, đứng thẳng người, nhìn nàng từ trên xuống dưới, vẻ mặt cười như không cười, hồi lâu không có nhúc nhích gì. A Lê cho rằng chàng đã tiếp nhận chuyện này, đang chuẩn bị lặng lẽ rời khỏi và đi tìm Phùng thị, nhưng mũi chân còn chưa kịp nhúc nhích, đã cảm thấy trên tay bỗng dưng nhẹ hẫng. Bình rượu đã bị chàng cướp đi, bóng đen lập tức lướt tới nàng, sau đó là một tiếng vỡ giòn tan, kèm theo một tiếng rống lạnh như băng của Tiết Duyên, "Cút!"

Bình sứ vỡ tan tành, những mảnh vỡ bay tới cắt qua làn váy của nàng, mu bàn tay đã ướt đẫm hơi ấm.

Chàng bộc phát quá đột ngột, A Lê kinh ngạc đứng đó, thậm chí chưa kịp phản ứng chuyện gì đã xảy ra.

Đôi mắt của Tiết Duyên híp lại, gần như nghiến răng nghiến lợi nói với nàng, "Còn không đi, định chờ ta mời ngươi đi ra ngoài sao?"

A Lê hoảng hốt lui về phía sau hai bước, tay vuốt ngực, nghe nơi đó đang đập như đánh trống, nàng không dám ở lại quá lâu làm chọc giận Tiết Duyên, vừa mới xoay người muốn vén rèm đi ra ngoài thì thấy Phùng thị tức giận tiến vào, cùng với sự phẫn nộ và bất đắc dĩ hô một câu, "Tiết Duyên!"



A Lê ngồi trên cái ghế nhỏ bên cạnh bếp, yên lặng đưa tay ra đốt lửa. Phùng thị và Tiết Duyên đã ở trong căn phòng đó gần nửa canh giờ, ban đầu có thể nghe thấy tiếng khóc của Phùng thị và tiếng tức giận cự tuyệt của Tiết Duyên, về sau đã yên tĩnh lại.

A Lê trầm mặc suy nghĩ, sau ba tháng, nàng lại rơi vào tình cảnh như vậy, mặc cho người ta quyết định đi hay ở lại chỉ bằng một câu.

Bắp trong nồi sắp cạn, nàng múc nửa bát nước vào trong nồi, cầm thìa khuấy đều theo vòng tròn.

Trên mu bàn tay vẫn còn mùi rượu nồng nặc, A Lê ngửi nhẹ, đầu tiên là nhớ tới "Tiệc ngày xuân, rượu lục một chén, ca một lần"[1], sau lại cảm thấy câu thơ này thật sự không thích hợp với nàng hiện tại, phải nên là "muốn kiếm quế hoa cùng chở rượu, vẫn khác lúc, thiếu niên du".[2]

Đợi đến khi cửa phòng mở ra, tay của A Lê đã sắp đông cứng, nàng đứng lên, nhìn thấy nước mắt trên mặt Phùng thị chưa khô mà còn nở nụ cười thoải mái, tảng đá lớn treo trong lòng hồi lâu cũng rơi xuống đất.

Nàng biết ít nhất nàng có thể ở lại.

Giọng của Phùng thị hơi khàn khàn, hỏi, "Cơm còn nóng không con?"

A Lê nhẹ nhàng đáp: "Nội yên tâm, con vẫn canh lửa, dưa muối đã cắt xong để sang một bên rồi. Nếu bây giờ ăn cơm thì con đi múc cháo ra."

Phùng thị nở nụ cười, "Vậy thì bây giờ ăn thôi."

Cháo ngô không tính là đặc, ăn kèm với củ cải muối chua[3] bào mỏng và mát lạnh, đơn giản nhưng rất ngon. Chiếc bàn rất nhỏ, Tiết Duyên chỉ cách A Lê một sải tay, gần đến mức có thể nghe thấy tiếng chàng cắn củ cải muối chua, cũng may vẻ mặt của chàng nhàn nhạt, tuy rằng thậm chí không hề nở nụ cười, nhưng cũng không làm hành động nào khác.

A Lê nhấm nháp ngụm cháo, thỉnh thoảng trò chuyện một vài câu với Phùng thị, và bữa cơm đã trôi qua rất nhanh.

A Lê nghĩ, cuối cùng nàng cũng có một gia đình rồi, không cần phải đi lang thang và bị người khác bắt nạt nữa.

Tiết gia chỉ có hai phòng, phòng của Phùng thị nhỏ hơn một chút, phòng chật hẹp chỉ chứa được một tấm chăn đệm, A Lê đành phải đến phòng Tiết Duyên, mà nàng cũng nên ở cùng phòng với Tiết Duyên. Trước khi đi ngủ, Phùng thị giúp A Lê trải giường, dặn dò, "Nội không vội bảo con làm gì, đừng ép bản thân, con cứ nghỉ ngơi cho tốt là được, chuyện còn lại sẽ nói sau."

A Lê ngồi trên mép giường, ngửa mặt nhìn ánh mắt dịu dàng của Phùng thị, nhẹ giọng đáp, "Được rồi nội ơi, nội cũng đi ngủ sớm đi ạ."

Không lâu sau khi Phùng thị rời đi, tấm rèm bông lại được vén lên, Tiết Duyên bưng chậu đồng tiến vào, đặt trên giá trong góc. A Lê vẫn ngồi bên cạnh, mặc bộ xiêm y giống ban ngày, không có cởi bộ nào, thấy Tiết Duyên xắn tay áo muốn rửa mặt, nàng xuống đất, đi tới bên cạnh lấy khăn vuông muốn đưa cho chàng, Tiết Duyên liếc mắt nhìn thấy, dừng một chút, không trả lời.

A Lê hiểu ý, đặt khăn sang một bên, yên lặng lui về phía sau vài bước.

Bản tính của nàng vốn yên tĩnh và nhút nhát trong khi Tiết Duyên quá mạnh mẽ, mà thân phận của nàng lại thật sự xấu hổ, A Lê đứng bên cạnh bàn, nhìn Tiết Duyên tự lau mặt rửa chân, sau đó cởϊ áσ khoác ném sang một bên, vén chăn chui vào rồi nằm xuống, từ đầu đến cuối không thèm để mắt đến nàng.

A Lê thở dài, bước tới, làm phẳng và xếp chồng xiêm y mà Tiết Duyên ném thành một cục tròn, sau đó thổi tắt đèn.

Trong phòng không có ánh sáng, ngoài cửa sổ có mặt trăng, nhưng cách cửa sổ dày, ánh trăng sáng cũng không tiến vào được nhiều lắm.

A Lê mò mẫm trong bóng đêm và đi đến bên giường, ngồi được một lúc lâu, mới cởi ngoại sam nằm xuống.

Thật lâu sau, nàng vốn tưởng rằng Tiết Duyên đã ngủ, nhưng lúc đưa tay vuốt chăn, bên tai vang lên giọng của chàng.

"Ta đồng ý giữ ngươi lại là bởi vì nội, bà đã khóc với ta, ta không nỡ nhìn bà khóc nên mới không thể không nghe lời bà."

Động tác của A Lê dừng lại, mở mắt lắng nghe.

"Ta cũng không muốn chạm vào ngươi, cũng không muốn cưới ngươi, ngươi nghe có hiểu không?"

A Lê nhắm mắt lại, không thể nói rõ cảm xúc ngổn ngang trong lòng, chỉ cúi đầu trả lời, "Biết rồi, mau ngủ đi."



Sau chuyến đi gập ghềnh, nàng vốn đã mệt mỏi vô cùng, bây giờ cuối cùng đã bình an, A Lê vốn cảm thấy nàng có thể ngủ rất ngon, nhưng gần như không ngủ cả một đêm. Khi chân trời mịt mờ màu xám, nàng mới ngủ thϊếp đi một lúc, nhưng nghe thấy tiếng Phùng thị mở cửa liền tỉnh dậy.

Nàng khép xiêm y ngồi dậy, ngẩn người một lúc lâu. Tiết Duyên bên cạnh đang nằm nghiêng, tướng ngủ không tính là đẹp lắm, cổ áo của áσ ɭóŧ đã mở ra, lộ ra nửa cái tay. Có lẽ là thuở nhỏ sống an nhàn sung sướиɠ, nên chàng có nước da trắng hơn nam tử bình thường, đường viền khung xương rõ ràng, tạo thành một đường gân guốc từ bả vai dọc theo xương quai xanh.

A Lê sợ hắn bị cảm lạnh, khom người đến cuối giường đất lấy xiêm y mà chàng đã cởi ra tối qua, sau đó run rẩy che vai chàng, sau đó mang giày xuống đất.

Phùng thị đang châm lửa ở trong phòng bếp, tuy nhiên bây giờ là đầu xuân, gió se lạnh, cửa phòng bếp khép hờ, A Lê đẩy cửa tiến vào nhẹ giọng gọi một câu, "Nội, con giúp nội làm bữa sáng nhé."

"Xong rồi." Phùng thị cười cười rất vui vẻ, chỉ chỉ phía sau, nói, "Rửa mặt trước rồi tính gì tính, nước trong nồi còn đang nóng, đợi cho ấm rồi mới dùng, con đi lấy chậu đồng trong phòng ra, nội đang canh lửa."

A Lê đồng ý, nhanh chân chạy ra ngoài làm.

Thứ không thiếu nhất của người nông dân chính là củi, bên cạnh Lũng huyện có một ngọn núi nhỏ, trên sườn dốc có trồng những cây thông tươi tốt, nếu chặt một cây thì có thể dùng được vài ngày. Phùng thị chất đầy củi, một lúc sau nước liền sủi bọt, A Lê rất siêng năng, không đợi Phùng thị mở miệng liền múc hai muỗng, sau đó hòa với nước giếng trong thùng bên cạnh, cười khanh khách nói, "Nội tắm trước đi ạ."

Phùng thị vốn chỉ coi trọng vẻ thanh tao lịch sự và sự hiểu biết của A Lê, bà nghĩ cho dù có sự chiều chuộng một chút cũng không sao, hiện tại nhìn nàng ngoan ngoãn có mắt nhìn như vậy, thì lại càng thích hơn. A Lê thấy vẻ mặt của Phùng thị vui mừng, cũng cảm thấy trong lòng nhẹ đi hơn rất nhiều, xắn tay áo nói, "Nội ơi, buổi sáng ăn gì thế? Trước đây, con ở nhà cũng biết nấu ăn, nội cứ việc nghỉ ngơi đi, con đến làm cho."

Phùng thị vốn là lão nhũ nương của Tiết phủ, địa vị cao hơn nha hoàn và vυ" già bình thường rất nhiều, gần như chưa từng xuống phòng bếp. Về sau Tiết gia nghèo túng, sau khi bà đón Tiết Duyên về Lũng huyện, mới bắt đầu từ từ học cách nấu ăn, nhưng tay nghề cũng tạm được. Từ nhỏ Tiết Duyên đã kén ăn, mặc dù chưa từng oán giận bà cái gì, nhưng lúc dùng cơm thì có thể nhìn ra, lượng thức ăn của chàng ít hơn trước đây rất nhiều.

Phùng thị nhìn trái nhìn phải, thở dài nói, "Trước đây mỗi buổi sáng đều ăn sủi cảo, Tiết Duyên không thích ăn món đó, nội vốn định đổi món khác nhưng lại không biết nên làm món gì cho phải."

A Lê ngồi xổm xuống chọn hai quả bắp trong cái rổ ở trong góc, hơi suy nghĩ một chút, nhẹ giọng nói, "Vậy thì ăn thịt viên đi?"

——————–

Tác giả nói:

Cảnh báo mùi thơm!

Tôi thực sự là một tác giả thô tục mà, tôi phải chụp lại mấy cuốn sách mà tôi đã viết để cảnh báo cái nết bướng bỉnh này, tôi quá thô tục, tôi sẽ kiểm điểm lại.

A Lê nấu ăn cực kỳ ngon đó, nàng biết làm các món của Phúc Kiến, Chiết Giang, Tô Châu, Huy Châu, chẳng hạn như món thịt cua viên[4], cá (không) khoai tây chiên[5] nè, thịt Đông Pha[6] nữa, cá dấm Tây Hồ[7] nữa nè, đậu phụ trứng[8] nè, gà sốt chua ngọt[9] nè, nàng đều biết làm hết đó nha.

Tiếp theo!

Chào mừng bạn đến xem phần 2 của bộ phim về đạo đức tình yêu cổ trang với quy mô lớn – "Khi còn trẻ đừng có ngu ngốc mà đi gây sự với vợ, nếu không sau này cuộc sống sẽ rất khổ sở, sám hối đi Tiết Duyên kia".

[1] Trích từ thơ Trường mệnh nữ:

長命女

春日宴,

綠酒一杯歌一遍。

再拜陳三願。

一願郎君千歲,

二願妾身長健,

三願如同樑上燕,

歲歲長相見。

Trường mệnh nữ

Xuân nhật yến,

Lục tửu nhất bôi ca nhất biến.

Tái bái trần tam nguyện.

Nhất nguyện lang quân thiên tuế,

Nhị nguyện thϊếp thân trường kiện,

Tam nguyện như đồng lương thượng yến,

Tuế tuế trường tương kiến.

Dịch

Tiệc ngày xuân,

Rượu lục một chén, ca một lần.

Lại vái ba nguyện cũ.

Một, nguyện lang quân ngàn tuổi,

Hai, nguyện thân thϊếp kiện khang,

Ba, nguyện như đôi yến đậu rường nhà,

Hàng năm thường gặp mặt.

[2] Trích từ Đường đa lệnh

唐多令

蘆葉滿汀洲

寒沙帶淺流

二十年重過南樓

柳下繫船猶未穩

能幾日

又中秋

黃鶴斷磯頭

故人曾到否

舊江山渾是新愁

欲買桂花同載酒

終不似

少年遊

Đường đa lệnh

Lư diệp mãn Đinh châu

Hàn sa đới thiển lưu

Nhị thập niên trùng quá Nam lâu

Liễu hạ hệ thuyền do vị ổn

Năng kỷ nhật

Hựu trung thu

Hoàng hạc đoạn ky đầu

Cố nhân tằng đáo phủ

Cựu giang sơn hỗn thị tân sầu

Dục mãi quế hoa đồng tái tửu

Chung bất tự

Thiếu niên du

Dịch

Lau sậy khắp Đinh châu

Bãi cát nước không sâu

Hai chục năm quay lại Nam lâu

Dưới liễu buộc thuyền còn chửa chắc

Mấy ngày nữa

Lại trung thu

Hoàng hạc dứt ky đầu

Cố nhân chăng có tới

Nhìn non sông như gợn tân sầu

Muốn kiếm quế hoa cùng chở rượu

Vẫn khác lúc

Thiếu niên du

Nguồn: Nguyễn Chí Viễn, Tuyển tập từ Trung Hoa – Nhật Bản, NXB Văn hoá – Thông tin, 1996

[3] Củ cải muối chua:A Lê - Chương 3[4] Thịt cua viên:A Lê - Chương 3[5] Cá (không) khoai tây chiên:A Lê - Chương 3[6] Thịt Đông Pha:A Lê - Chương 3[7] Cá dấm Tây Hồ:A Lê - Chương 3[8] Đậu phụ trứng: Còn được gọi là đậu hủ Tứ Xuyên bên nước mìnhA Lê - Chương 3[9] Gà sốt chua ngọt:

A Lê - Chương 3