Chương 3: Đại lạc chi đế
̣i Lạc chi hoàng đếTrung - Đại Lạc, Đông Nam - Đông Kinh, Tây - Tiệp Mẫn, Đông Bắc - Cao Ly, người đời gọi là tứ đại đế quốc hùng mạnh phân chia nhau cai trị Già Thiên Đại Lục. Trong tứ đại đế quốc, Đại Lạc là quốc gia có diện tích lớn nhất, đồng bằng trải dài khắp châu thổ, còn tham lam lấn chiếm nguyên một đường ven biển trải dài hơn vạn trượng. Và cũng là nơi có giao thương kinh tế đông đúc nhất trên Già Thiên Đại Lục.
Lần này, Đại Lạc đã đón vị vua mới đăng cơ – Thiên Lang Đế. (đã đăng cơ được một tháng)
Người ta đồn vị Thiên Lang Đế này là một tuyệt sắc mỹ nam tử, chiến mạc trận lược đều tinh thông, văn phú thâm sâu tinh tế. Năm thứ 23 tiên hoàng đã lĩnh quân đích thân ra trận mạc phía Tây Nam lập chiến công lớn dẹp giặc ngoại xâm, được thế thừa thắng xông lên hợp nhất quốc gia đó với Đại Lạc khiến cho Đại Lạc đã quý lại càng thêm phú!
Người ta đồn rằng niên hiệu Thiên Lang của Thiên Lang đế bắt nguồn từ vị Diễm Thái Phi mẹ đẻ của hắn. Từ lúc tiên hoàng còn tại vị đã không ngớt lời đồn rằng Diễm quý phi (phân vị của Thái Phi lúc bấy giờ) vốn chính là Hỏa Vân Lang đã từng tung hoành ngang dọc phá hủy hơn phân nửa đất của Đông Kinh. Thiên Lang đế chính là con của vị ấy, chính vậy nên Đại Lạc với Đông Kinh trước vốn đã không mấy hòa thuận, nay vị này đăng cơ thì quan hệ giữa hai nước lại thêm một tầng đối địch.
Người ta cũng đồn vị Thiên Lang Đế này lãnh khốc vô tình, trên chiến trường giết người không chớp mắt, máu đỏ nhuộm kín hết cả áo giáp, khô lại khiến áo giáp của vị thiên tử này luôn đen bóng với cỗ sát khí nồng nặc. Nghe những lời bàn tán trong cung thì vị này chỉ vì ngôi vị hoàng đế mà hãm hại chính đệ đệ song sinh của mình bị hôn mê tới giờ cũng chưa tỉnh. Cũng vì vậy mà quan hệ giữa Thái Phi và hoàng thượng dần phai nhạt
Bách Tửu Lâu, kinh đô Phú Yên
“Này tiểu Lý, lần này hoàng thượng đăng cơ sau một tuần có lệnh ân xá*. Bá phụ trong tù chắc phấn khởi lắm hẳn” Người Giáp bắt chuyện với một tiểu nhị trong khách điếm, vẻ mặt hiện rõ ta-muốn-nghe-bát-quái (bát quái = tin tức; ngôn ngữ ta gọi những người này là ông tám, bà tám, 888)
*đây là lệnh thả những tù nhân bị phạm tội nhẹ, miễn tha.
Có thể người này là một vị khách quen, tiểu nhị rất tự nhiên bồi chuyện cùng với hắn “Đương nhiên đương nhiên. Mà ngươi có biết không, ta nghe vị huynh đệ làm trong phủ Lễ bộ Thượng Thư (thuộc gia tộc của Thái Hậu) nói hoàng thượng giảm thiểu chi phí tổ chức lễ đăng cơ quá mức khiến Lễ Bộ thượng thư đau đầu không thôi, mất ăn mất ngủ mấy ngày để sắp xếp được đúng nghi lễ phù hợp với số tiền bỏ ra. Nghe nói vị Thượng Thư này còn phải bỏ ít tiền túi ra để đắp vào cho đủ a”
“Thật vậy? Ta chưa từng nghe có vị hoàng đế nào tiết kiệm tới vậy. Ngươi không phải xạo chứ?” Người Ất làm vẻ mặt ta-cóc-tin.
Tiểu Lý nhanh chóng bác bỏ, tiện tay tung thêm bát quái khác “Chính tai ta nghe vậy, ngươi đừng có ra vẻ mặt nghi ngờ như vậy. Ta cũng có kết nghĩa với một sư huynh làm thị vệ trong vương cung xưa của hoàng thượng, nghe nói lúc ấy hoàng thượng mỗi bữa chỉ cho phép có ba món ăn bình thường và niêu cơm nhỏ, một ngày tuy là ăn ba bữa nhưng ta thấy cũng rất kém so với phân vị là một vương gia a”
“Đùa sao? Hoàng thượng mỗi bữa ăn là trăm món sơn hào hải vị, ngươi nói coi sau đăng cơ hoàng thượng sẽ có thể thay đổi quy luật trong hoàng cung không?” Người Bính xen vào cuộc trò chuyện sôi nổi này
“Sao ta biết a. Nếu là ta thì chắc cũng sẽ muốn trăm món mỗi bữa. Cuộc sống là để hưởng thụ mà các vị huynh đệ xem đúng không?”
“đúng đúng” Mọi người đồng loạt hưởng ứng
Lúc này tại một bàn góc trong phía Tây có một vị khách đứng dậy hô tính tiền, tiểu nhị nhanh chóng bước đến thu tiền “của ngài là 1 quan 3 hào”
Vị khách đó đội một chiếc mũ mạng che* từ lúc vào quán đến giờ cũng không bỏ ra. Khi y nghe tiểu nhị nói trực tiếp đưa ra một mảnh bạc vụn nói không cần thối nhưng lại nhận được cái lắc đầu của tiểu nhị “Khách quan, đây là kinh đô nên đã phổ biến hết là chỉ dùng đồng hào, quan hoặc tiền giấy, nén vàng. Bạc vụn đều đã được triều đình thu lại để đổi hết rồi. Có thể các châu huyện bên cạnh chưa phổ biến tới, ngài xem...”
*Mũ mạng che: là chiếc nón có gắn một tấm mạng mỏng che mặt, thường dài ngang vai.Thường thấy trong phim kiếm hiệp
Người khách đó cũng không có biểu tình gì (che mặt rồi sao thấy biểu tình!) nhanh chóng đi đến quầy đổi tiền giấy sang quan tiền rồi đưa cho tiểu nhị hai quan, nhanh chóng bước đi.
“Vị vua tiết kiệm a? Ngươi tiết kiệm vậy thì cho Tuệ Ni được giang hồ đặt ưu ái cho biệt danh ‘thâu trung tư nguyệt’*ta “mượn” vài món bảo vật đi!”*thâu trung tư nguyệt: ăn trộm trong đêm trăng sáng:]]
Thông thường những người đi ăn sương (ăn trộm) hay chọn thời điểm thích hợp nhất là “hắc nguyệt phong cao” tức đêm không trăng âm u, có gió lớn để dễ bề trộm cắp và che dấu danh tính. Biệt danh của người mang tự “Tuệ Ni” này được đặt khá tương đương với kiểu ăn trộm của Kaito Kiddo:]]
~~~*~~~
Phủ Lăng vương, nội viện,
“T-Tỉnh! Vương gia tỉnh rồi! Tiểu Hồng Tử, nhanh đi báo hoàng thượng!!” Vị ma ma đang nói mặt đỏ hồng vì sung sướng, hớn hở kêu thái giám bên cạnh nhanh chóng đi báo tin.
“Ôi thật tốt quá! Ngài tỉnh rồi! Ô ô ô ô ngài có biết ngài hôn mê đã hơn hai tháng rồi không! Nô tỳ sắp bị ngài hù chết rồi!! Ô ô ô ô...”
“Vương... gia?”
“Vâng. Vương gia ô ô ô ô...”
Vị ma ma này như bị đè ép rất lâu rồi, lần này hoa hoa lệ lệ không quản quy củ quá nhiều mà khóc hết nỗi lòng mình ra, căn bản không để ý người bên cạnh ngơ ngác nhìn quanh, ánh mắt vàng kim mơ hồ như đang suy ngẫm lại.
Vương gia? “Trở lại” nơi đó sao?
A Cẩn, ngươi có biết điều này không?
Hoàng hôn tắt lịm, nhường lại bầu trời xanh trong mắt ai.