- "
...
- "hức...con xin lỗi mà..."
"mẹ..."
"ư hức...đừng mà...mẹ ơi"
Âm thanh đầu tiên lọt vào tai sau khi vừa mới ngủ dậy lúc này đây...
Là thứ mà tôi không muốn nghe nhất trên đời.
Dường như đã trở thành thói quen, tôi thở dài, miệng lầm bầm mấy câu chửi thề rồi nhanh chóng rời khỏi giường, đi thẳng xuống phòng khách.
Đấy là nơi tiếng vỡ choang của những đồ thủy tinh phát ra liên miên. Cũng là nơi đứa "em gái" tôi đang vừa xin lỗi vừa gọi mẹ của nó nhưng chẳng bao giờ nghe được lời đáp lại hẳn hoi.
Không cần tới nhìn cũng đủ biết tình huống rồi. Lần nào cũng như nhau, cái cảnh này làm tôi phát ngán chết đi được.
"Mẹ" đã về.
À không, phải gọi là mẹ kế mới đúng.
Mẹ ruột của tôi là một bác sĩ, bà đã cứu rất nhiều người từ sự u tối của những căn bệnh tâm lý nhưng cuối cùng bà lại chẳng thể cứu rỗi bản thân mình. Mẹ bị trầm cảm khi đang mang thai em gái nhỏ của tôi. Tôi đã từng rất mong chờ ngày nó được sinh ra nhưng vừa mang thai đến tháng thứ 4, mẹ tôi đã tự sát bằng cách nhảy lầu.
Cái cảnh thân xác bà bê bết máu năm ấy, suốt đời này e rằng tôi sẽ chẳng thể nào quên được.
Chỉ hơn một năm sau đó, bố tôi đưa người phụ nữ khác về sống cùng tôi. Bà ta còn dắt theo một đứa trẻ, nhưng bố tôi vẫn chấp nhận. Vừa vặn thay thế vào vị trí của "mẹ" và "em gái".
Hệt như ông ta đang cố gắng chắp vá qua loa để đắp vào lỗ hỏng trong cái gia đình thiếu người này vậy.
3 tháng sau khi Mộc Tư Duệ và Tạ Yên-con gái bà ta chuyển tới, "nhà" đối với tôi đã trở thành nơi không muốn về nhất.
Cũng không hẳn là hai người họ chèn ép, bắt nạt tôi hay gì. Tạ Yên là người quan tâm tôi còn hơn cả bố nữa. Cho nên tôi và nó khá thân với nhau.
Nhưng...cũng chính vì sự thân thiết ấy mà ngày qua ngày tôi đều phải đối mặt với nỗi sợ "mẹ" sẽ say xỉn trở về mỗi khi bố đi công tác dài hạn.
Người phụ nữ "hiền lành" trong mắt bố lúc ấy sẽ điên cuồng đập phá mọi thứ. Kể cả bàn thờ và những di vật của mẹ tôi. Bà ta sẽ lôi đứa con ruột của mình ra rồi bắt đầu đánh đập nó kể cả khi nó có khóc lóc khẩn cầu "hãy dừng lại".
Mộc Tư Duệ là một người thông minh nên bà ta biết rõ cách khiến mọi thứ tuân theo ý mình. Dù không trực tiếp gây tổn hại tới tôi, nhưng mụ đàn bà ấy sẽ ép "em gái" cầu xin tôi giúp đỡ.
Và cái giá phải trả cho an toàn của nó là sự ngoan ngoãn của tôi.
Cho đến hiện tại, đã 3 năm trôi qua.
Nỗi sợ hãi của tôi đối với căn nhà này đã thay bằng cảm giác chán ghét đến buồn nôn.
- "
- "
- "tất cả là tại mày!"
"tại sao tao lại sinh ra mày hả?"
- "con xin lỗi..."
- "chỉ tại mày mà tao phải cưới gã"
"mày đúng là tảng đá ngán đường trong cuộc đời của tao mà!"
- "hức...mẹ đừng dừng lại đi mà...mẹ..."
- "chỉ cần mày không được sinh ra"
"chỉ cần mày không tồn tại"
"sao mày không chết quách đi cho đẹp trời?"
"chỉ tại mày..."
Từng câu chửi nặng nề kéo dài liên tục cứ như sẽ chẳng bao giờ có điểm dừng...
Đứng trước căn phòng phát ra những tiếng chửi lẫn với van xin ấy, một cảnh tượng quá đỗi quen thuộc hiện ra trước mắt tôi.
Từ lọ hoa, tranh treo tường, đến đồng hồ và những tách trà trên bàn. Hầu hết mọi thứ có thể đập "mẹ" đã đập hết. Trên sàn vương vãi đầy những mảnh vỡ thủy tinh nhưng em gái tôi vẫn quỳ trên đó ôm chân bà ta cầu xin sự tha thứ kể cả khi nó còn chẳng làm sai cái gì.
Nhưng có vẻ như mọi lời van xin của em ấy đều chưa từng có tác dụng.
Chỉ thấy mụ đàn bà ấy cầm di ảnh của mẹ tôi, vung tay lên thật cao. "Hệt như muốn dùng nó để gϊếŧ chết con ruột của mình vậy"
Tôi không kịp nghĩ ngợi nhiều, chạy tới giữ chặt tay bà ta lại. Gằn giọng từng chữ:
- "Mộc Tư Duệ! bà điên rồi à?"
Thấy tôi, biểu cảm "mẹ" liền đổi sang vẻ cười cợt như có thêm thú vui mới trong phút chốc.
- "sao đây? mày muốn giúp nó?" vừa nói bà ta vừa giơ tấm di ảnh của mẹ tôi lên lắc lắc trước mặt tôi tỏ vẻ khıêυ khí©h. Ngay giây sau, tấm di ảnh bị ném mạnh xuống sàn.
Vỡ tan.
"mụ điên"
tôi chửi thầm.
Cũng có lẽ vì đã quá quen với mấy việc này rồi nên giờ bàn thờ của mẹ tôi có bị đập nát đi chăng nữa tôi vẫn sẽ mặc kệ. Nhưng rốt cuộc là say đến mức nào mà không kiểm soát được hành vi của mình? Đập vỡ đồ đạc thì thôi đi, đằng này là muốn đánh con ruột của mình vào bệnh viện hay vào nhà xác đây?
Hít một hơi thật sâu, tôi cắn chặt răng. Ngăn chặn bản thân tuôn cả đống câu chửi thề được soạn sẵn ra. Vì tôi biết thừa rằng càng kích động thì chỉ làm bà ta càng thêm khấn kích thôi.
Nhưng trừ những lời chửi rủa thô tục, tôi chẳng còn gì để nói với bà ta nữa hết.
Thấy tôi im lặng, bà ta chỉ tỏ rõ vẻ cụt hứng rồi rời đi.
Cả căn phòng đã từng náo loạn đến mức khiến người ta cảm thấy phiền giờ chỉ còn mỗi tiếng khóc nấc của Tạ Yên.
Đầu gối và tay nó đầy rẫy những vết xước còn đang rỉ máu, quần áo xộc xệch, cổ áo nhăn nhúm, hai mắt nó đều sưng lên, đỏ hoe.
Tôi trầm mặc nhìn nó khóc, một lúc lâu sau mới vươn tay đỡ nó dậy. Không nhịn được mà mắng một câu:
- "đã dặn em ở yên trong phòng khóa trái cửa khi mẹ về rồi mà sao còn ra ngoài làm gì?"
- "em...xin lỗi"
- "anh hỏi lí do chứ không kêu em nhận lỗi"
- "mẹ bảo mệt nên nhờ em ra đỡ mẹ..."
- "sau này mẹ có bảo mệt cũng đừng ra. Em nhỏ con như vậy, đỡ mẹ kiểu gì. Nếu cần người giúp thật thì mẹ đã nhờ anh rồi"
- "...em xin lỗi"
- "..."
"lên phòng anh đi, anh gỡ mảnh thủy tinh ghim vào da ra cho"
- "...chân em đau"
- "..."
Tôi đưa tay ra định bế Tạ Yên lên nhưng nó chỉ nhìn chằm chằm xuống sàn rồi hỏi tôi:
- "anh hai ơi"
- "sao"
- "em có đáng ghét không"
- "...đương nhiên là không"
- "mẹ cứ bảo ghét em mãi thôi..."
- "do mẹ say nên thế, đừng để ý"
- "...dạ"
- "qua đây anh bế"
- "em nặng lắm"
- "không có, nhẹ lắm"
- "...."
Quả thực, con bé năm nay 10 tuổi rồi mà cứ như 5 tuổi ấy. Vừa ốm vừa lùn, bế cũng chỉ cần một tay là đủ
Trong cái căn nhà chẳng hề bình thường này, tôi và nó lại là chỗ dựa duy nhất của nhau. Dù không cùng huyết thống, nhưng ai thèm để tâm? Miễn sao tính tình nó tốt là được. Mọi khi tôi cũng tự hỏi: "một người như Mộc Tư Duệ mà lại nuôi dạy nên một đứa trẻ như Tạ Yên đúng là khó hiểu"
Tôi bỏ nó xuống ghế, xoay người đi tìm bông băng với thuốc sát trùng. Đang loay hoay tìm nhíp thì Tạ Yên lại gọi tôi:
- "anh hai"
- "hửm"
- "mẹ giận em à"
- "...em ngoan mà, sao mẹ giận cho được"
- "nhưng mẹ luôn đánh em"
- "..."
- "bạn bè em ai cũng bảo tại em chọc mẹ giận nên mẹ mới như thế"
- "không phải lỗi của em"
- "thế tại sao"
- "...tại anh"
- "xin lỗi"
- "sao lại tại anh?"
Thời khắc này tôi chẳng còn đủ dũng khí mà quay đầu đối mặt với nó nữa, ở độ tuổi này đáng ra nó phải nhận được tình yêu thương của bố mẹ. Nhưng...nó chỉ có một người cha dượng chẳng thấy mặt được mấy lần và một người mẹ ruột luôn lôi nó ra để hoàn thành mục đích cá nhân. Lí do của tất cả những việc ấy đều liên quan đến tôi.
Nhưng đáng ghét ở chỗ...tôi chẳng thể làm gì hết.
Thấy tôi im lặng, Tạ Yên hỏi:
- "anh hai?"
- "...lớn rồi em hiểu" Tôi đưa ra một lí do tạm bợ rồi cười cười với nó:
"bao giờ lớn bằng anh của hiện tại em sẽ hiểu"
- "xì..." mặt nó xị hẳn xuống, thể hiện rõ rằng chẳng hề hài lòng với câu trả lời vừa rồi.
- "mẹ có giận em thật thì còn có anh mà"
"lúc ấy anh sẽ giúp hai người làm lành nên đừng có lo"
- "không thèm...anh hai mà giúp chắc em với mẹ cạch mặt nhau luôn"
- "sau này đừng có mà nhờ anh"
- "đây không cần nhá"
- "ừ ừ không cần"
[...]
.