Quả đúng như bà Regina nhìn nhận, Hằng là một người có năng khiếu với thuật Voodoo. Việc học thuật ngạch chữa trị của cô khá nhanh và giỏi, chỉ trong chưa đầy một tuần lễ mà Hằng đã thông thạo hết các thuật tầm trung. Sau khi đã nắm chắc được những thứ cơ bản, bà Regina bắt đầu chuyển qua dạy cho Hằng một sô thuật của ngạch cai trị. Thuật đầu tiên mà bà Regina dạy cho Hằng là thuật túi vải, tên tiếng anh của nó là hex bag. Thuật túi vải này cũng tương tự như bùa của đa phần các nước Châu Á, nhưng nó đơn giản hơn về mặt chuẩn bị cũng như lời chú. Công dụng của bùa túi vải thì khá nhiều và có khi còn nhiều hơn cả bùa chấn yểm vì nó khá đớn giản để làm. Nhưng đối với Hằng, bà Regina chỉ dạy cho cô 3 thuật căn bản, 1 là giải ám phép, 2 là kéo dài thời gian, và 3 là điều khiển đối phương. Đối với giải ám phép, bùa túi vải bao gồm có một số lá và hoa của một cây thần dược, một ít đất tại nơi linh thiêng như chùa triền, và cuối cùng là tóc của người làm phép. Ba nguyên liệu đó được cho vào một túi vải con con buộc dây lại, trên thân túi là hình mặt trời mầu trắng. Người mang theo mình túi này sẽ tránh được việc bị bỏ bùa hay như bị ma quỷ truy sát. Tuy nhiên túi này chỉ là tạm thời, vì tùy vào sức mạnh của kẻ dịch mà bùa túi vải khi phải gánh quá nhiều bùa phép yểm lên sẽ bị bục và trở nên vô tác dụng. Người cầm túi này cũng có thể giúp cho người khác kháng phép yểm bằng cách để cho họ nhìn thấy túi nhưng bản thân chủ của bùa túi vải không được chạm vào trong khi người kia nhìn thấy.
Đối với loại bùa túi vải thứ 2 kéo dài thời gian thì nó bao gồm hỗn hợp bột từ các cây thuốc được tán nhỏ ra trộn đều với nhau. Dựa vào nồng độ trộn mà có công hiệu khác nhau. Mức độ đầu tiên khiến cho đối phương lừ dừ đi lại chậm chạm, mức độ thấy hai gấy cảm giác tróng mặt, khó thở, hoa mắt. Và mức cuối cùng là có thể khiến người ta chìm vào giấc ngủ tạm thời. Có một mức đặc biệt đó là làm cho nạn nhân tê liệt hệ thần kinh, họ không thể cử động nhưng vẫn có thể cảm nhận được mọi thứ, tương tự như khi bị bóng đè vậy. Cách thức và liều lượng pha chế cho công dụng đặc biệt đó thì bà Regina không truyền lại cho Hằng. cách dùng loại bùa vải thứ hai này cũng đơn giản, hỗn hợp này cũng cho vào túi vải, bên ngoài vẽ một dấu gần giống dấu hỏi chấm. Trước khi dùng phải bóp đều hỗn hợp này lên hoặc sóc mạnh lên. Sau đó ném mạnh về phía đối phương. Một thứ mùi đặc trưng sẽ phát ra khi túi bị ném mạnh, túi có thể dùng đến khi hết mùi. Đối với người triển phép khi dùng để tránh bị ảnh hưởng thì có một thứ rẽ cây ngâm thuốc nhét vào hai lỗ mũi để tránh hít phải mùi hương đó.
Loại bùa túi vải thứ 3, loại bùa túi mạnh nhất đó là có thể điểu khiển được đối phương (cho dù là người hay là con vật) là thứ mạnh nhất trong thuật voodoo. Loại bùa túi vải này có thể điểu khiển từ xa hoặc trực tiếp. đó là chỉ cần kẻ bị bỏ bùa luôn mang mang bên mình thứ túi vải này mà không hề hay biết, hoặc như nơi nào có yểm bùa túi vải này thì người yểm có thể điều khiển nạn nhân từ xa. Loại bùa túi vải thứ 3 này có nhiều cách để làm ra, và mức độ điều khiển mạnh yếu cũng tùy thuộc vào khá nhiều vào thần chú yểm lên túi. Thứ bùa túi vải này tuy đúng là nằm trong diện bảo vệ bản thân khi nguy ngập, thế nhưng nó là là một trong những thuật nâng cao của ngạch cại trị. Không muốn Hằng dấn quá sâu vào ngạch này, bà Regina đã dậy cho một một thứ thuật thôi miên tương tự như bùa túi vải điều khiển này. Bà truyền cho cô cách pha chế một thứ bột mầu trắng, cái thứ bột mà bà Regina thường dấu dưới kẽ ngón tay mà khi có biến có thể thổi về đối phương hoặc bôi trực tiếp lên cơ thể họ. Để áp dụng được thuật này, thì người dùng không cần đề phòng gì cả, vì người dùng luôn làm chủ bản thân cũng như nhận thực được nên thứ bột là vô tác dụng với người dùng, họ chỉ cần phải học cách làm sao để kẻ bị yểm có thể người được hoặc bôi lên người họ.
Sau khi đã thành thạo khâu chuẩn bị và niệm thần chú, bà Regina đưa Hằng đi thực hành các thuật trên. Đối với thuật giả ám phép đầu tiên, bà Regina yêu cầu Hằng chữa trị cho một bệnh nhân tâm thần trong viện. Bà Regina nói với Hằng rằng, cái quan niệm về bệnh nhân tâm thần ở nước bà ta cũng gần tương tự với Việt Nam, đó là đối với một số ca đặc biệt, bệnh nhân bị tâm thần không phải do rối loạn tâm lý hay tổn thương não bộ, mà đơn giản là vì họ bị một thế lực vô hình nào đó khiến cho trở nên điên dại. Cái quan trọng nhất là phải nhìn nhận ra được đâu là người bệnh và đâu là người bị yểm. Bà Regina cùng với Hằng đi một lượt nhìn khắp các bệnh nhân trong viện tâm thần, thế rồi hai người họ dừng lại ở một cô gái còn khá trẻ, trên người khoác tạm một cái áo bác sĩ, toàn thân trần như nhộng. Hồ sơ bệnh án ghi bệnh nhân này thất tình nên dẫn đến rối loạn tâm lý, trở nên điên loạn. Lúc nào cũng trần chuồng và rúc vào các góc cạnh. Ba regina nhìn bệnh nhân này và nói:
- Hãy áp dụng thuật của con đã học mà chữa cho người này.
Hằng nhìn cô ta hỏi :
- Bà bảo người con gái này bị yểm?
Người con gái thì cứ đứng úp mặt vào góc tường, thi thoảng lại quay đầu nhìn bà Regina và Hằng tủm tỉm cười rồi lại giấu mặt mình đi. Bà Regina nói rằng người con gái này đang bị một vong quỷ ám, người bỏ bùa cô ta là một ông thầy khá cao tay. Theo như bà nhìn ra được thì chắc là do tranh chấp người yêu, tình địch của cô đã bỏ tiền nhờ thầy yểm cho cô ta điên dại để cướp được chàng trai kia, đơn giản cũng là vì tình địch của cô biết là sẽ không đấu lại được với cô. Hằng nhìn người con gái trẻ tuổi này mà thở dài thườn thượt, có lẽ là Hằng cảm thấy thương hại cho cô ta, bị những người như cha cô làm công việc hãm hại người khác chỉ vì tiền. Bà Regina nói:
- Con hãy dùng bùa túi vải giải yểm mà chữa cho cô ta đi.
Hằng gật đầu tiến lại phái cô gái tâm thần, cô từ từ kéo tay cô gái và để cô ta quay ra đứng đối mặt với mình. Cô gái cầm tay hằng cứ ngượng ngùng nhìn Hằng mà nghiêng đầu nước dãi chảy đầm đìa. Hằng ngửa bàn tay cô gái ra và đặt cái bùa túi vải lên tay cô, Hằng từ buông tay ra và đứng lùi lại. Cô gái tâm thần này cầm cái túi đưa lên mặt nhìn ngó nghiễng như lạ lẫm lắm. Bất ngờ cô ta như bị choáng váng phải nhắm mắt lắc đầu đầu mấy cái cho tỉnh. Một tiếng rách khẽ phát ra từ cái bùa túi vải. Khi cô gái mở mắt, việc đầu tiên là cô ta đánh rơi cái túi bùa vải và nhìn quanh như vừa tỉnh khỏi một giấc mộng dài. Cô gái khi không đỏ mặt khi nhận ra mình đang trần như nhộng, vội kéo cái áo bác sĩ đang khoác trên mình che thân hỏi Hằng và bà Regina và nói:
- Tôi ... sao tôi lại ở đây?
Bà Regina nhìn cô gái hỏi:
- Cô không nhớ gì sao?
Người con gái này ngẫm nghĩ một lúc, bất ngờ cô ta khụy gối xuống nền nhà và bắt đầu ôm mặt khóc, cô ta khóc nức nở cái tiếng khóc ai oản, cái tiếng khóc như đã bị dồn nén suốt bao lâu nay. Hằng tiến tới vừa là để nhặt cái túi bùa vải, cô vừa vỗ vai người con gái và bảo:
- Cô yên tâm, tối sẽ làm đơn gửi bác sĩ để cô sớm được ra viện. Cô còn trẻ, tương lai còn dài, vẫn có thể làm lại được.
Người con gái này vẫn quỳ gối ôm mặt khóc, nhưng tay cô ta thì nắm chặt lấy tay Hằng, như thể cô ta biết Hằng đã là người cứu mình. Trên đường trở về khoa, Hằng nhìn túi vải thấy có dấu hiệu bục thì hỏi bà Regina:
- Sao túi lại bục nhanh thế này hả bà?
Bà Regina đáp:
- Thứ phép thuật yểm lên người con gái kia khá là mạnh, nhưng cũng may là chúng ta còn cứu được cô gái đó.
Thứ bùa thứ 2 mà bà Regina muốn Hằng áp dụng lên một bệnh nhân nam bị tâm thần khác đang được đưa vào cấp cứu vì một vết cắt khá sâu ở tay. Thế nhưng bệnh nhân này liên tục chống cự các bác sĩ nữ y tá, khiến cho cả bảo vệ cũng phải lao vào để cố trấn áp anh ta. Bà Regina và Hằng đứng đó nhìn, Hằng đáng lẽ là sẽ tiến tới giúp đỡ bằng cách yểm bùa người đó ngay thế nhưng cô như bị thứ gì đó giữ lại, cứ như thể có giác quan thứ sáu đang giữ chân cô lại không cho cô thi triển phép, phải mấy một lúc sau thì người ta mới tiêm thuốc mê cho bệnh nhân này và đưa đi sơ cứu được. Hằng đứng đó quay ra nhìn bà Regina và nói:
- Sao bà không thúc giục con thi triển phép?
Bà Regina quay đầu nói:
- Ta muôn coi coi con có nhận ra được không, và có vẻ như con đã linh cảm được người nào không nên cứu và người nào có thể cứu.
Hằng đi theo bà Regina nói:
- Đúng là con có cái cảm giác như có ai đó giữ chân mình lại, nhưng tại sao lại không cứu được người đó hả bà?
Bà Regina đáp:
- Người đó tạo nhiều nghiệp, thế nên giờ bị quỷ hành. Đó là vòng tuần hoàn của nhân quả, cho dù con có can thiệp cũng không thể giúp người ta, có khi còn bị vạ lây. Thế nên tốt hơn hết là cứ để cho nhân quả thuận theo tự nhiên.
Thời gian các bác sĩ bên Congo qua giao lưu troa đổi kinh nghiệm đã sắp hết, và cái thời điểm bà Regina sắp phải chia tay Hằng đang đến gần. Hôm đó Hằng mời bà Regina đi ăn món ăn đặc sắc của Việt Nam, đó là phở ở quán Phú Xuân trên đường Hàng Bông. Đang ngồi ăn ngon lành bỗng có một con chó mầu đen tiến tới phía Hằng gầm gừ như thể Hằng là người xấu vậy. Mặc cho người của quán có quát đuổi và dọa đánh, thế nhưng chỉ được một lúc là nó lại quay lại gần phía Hằng gầm gừ. Hằng không chút lo ngại, cô đưa tay ra khẽ búng nhẹ ngón út, con chó ngửi ngửi ngón tay của Hằng một lúc, nó đi lòng vòng quanh chỗ ghế Hằng ngồi rồi lăn ra ngủ ngáy "o o". Mặc cho chủ nhà có đánh thức thế nào cũng không được, cuối cùng một người giúp việc phải kéo nó vào nhà trong cho ông tướng này ngủ tiếp. Hằng nhìn bà Regina mỉm cười nói:
- Bà thấy con thi triển phép hay không?
Bà Regina mặt vẫn thất thần ra như thể nhìn về phía con chó đứng gầm gừ hằng lúc nãy. Hằng phải gọi mãi bà ta mới như tỉnh giấc, bà Regina đáp:
- Con làm rất tốt.
Hằng lạm ngụm trà hỏi:
- Sao con chó đó lại cứ ra gầm gừ con nhỉ?
Bà Regina trả lời bâng quơ:
- Chắc nó thấy lạ thì nó sủa thôi.
Hằng nghe cái câu trả lời đó của bà Regina thì thấy vô nghĩa lắm, nhưng cô cũng không hỏi thêm chỉ tiếp tục ăn.
Cuối cùng ngày bà Regina chia tay Hằng cũng đã đến, trước khi đi bà Regina còn đưa cho Hằng thêm một tấm bảng gỗ hình chữ nhật tầm 50-30 cm, ở trên là bảng chữ cái cùng với một số kí hiệu khác, bà nói:
- Bàng này sẽ giúp con tiếp tục luyện thuật thêm, và con có thể liên lạc với ta bất cứ lúc nào.
Thế rồi bà ta đưa cho Hằng thêm một ít sách thuật voodoo chưa được dịch và nói:
- Con có thể dùng bảng này để thông dịch cuốn sách và nâng cao thuật của ngạch chữa trị.
Hằng gật đầu cám ơn, thế rồi bất ngờ bà Regina mặt nghiêm nghị cầm chặt tay Hằng và nói:
- Nhưng con phải nhớ, chỉ được chuyên sâu vào một ngạch nhất định, không được lấn sang ngạch cai trị, nếu con lấn sang mà tu thuật của ngạch đó thì các vị thần sẽ không để cho con yên đâu.
Hằng cúi đầu mặt có hơi sợ hãi dạ một tiếng. Bà Regian trước khi lên xe đi theo đoàn thì bà quay lại ôm Hằng một cái thật chặt, bà ta hôn lên chán Hằng và nói:
- Ta sẽ luôn rõi theo con, và sẽ ở bên con khi con cần. Con chính là niềm tự hào của ta.
Nói rồi bà bước lên xe tạm biệt Hằng, Hằng nhìn theo trong tiếc nuối, hai mắt cô ướt đẫm, không biết khi nào thì cô mới gặp lại bà Regina. Về phần Hằng, cô cũng kết thúc hợp đồng và mấy tháng sau cũng lên tầu trở về Đà Nẵng.
Người xưa có câu nói quả thật không sai một chút nào, "không nơi đâu bằng nhà mình". Hằng xuống tới sân ga Đà Nẵng thì được mẹ cô ra đón và lên xích lô về, trên xe hai mẹ con tâm sự díu dít cứ như thể đã lâu lắm rồi không gặp. Về đến cổng nhà, người giúp việc chạy ra bê vali vào cho Hằng, và ra sau cùng kia là con sen thân thiết của cô. Nó chạy ra ôm chầm lấy Hằng, Hằng cũng siết tay ôm chặt lấy nó. Hai người nhìn nhau mà mừng khôn siết, Hằng hỏi:
- Em có khỏe không?
Con sen chỉ khẽ gật đầu, chợt nó như nhận ra là đã quên cái gì đó, con sen vội chạy phi lại vào trong nhà. Hằng và mẹ Hằng từ từ tiến vào trong nhà, con sen chạy lại ra ôm một bó hoa tươi thắm đưa cho cô, Hằng đón lấy và đáp:
- Hoa đẹp quá, cám ơn em.
Con sen không nói gì chỉ mỉm cười, nó lặng lẽ đi theo sau Hằng và mẹ cô. Hằng bắt đầu cảm thấy có gì đó không phải. Đến khi đặt chân đứng giữa sân trước cửa gian nhà chính, Hằng nhận ra ngay là nhà mình sau hơn một năm mà đã thay đổi và khang trang lên nhiều. Đứng ở cửa chống tay sau lưng kia là cha cô, ông Long. Hằng tiến tời chào cho phải đạo:
- Thưa cha con mới về.
Ông Long mắt nhìn Hằng không chớp, vẫn cái thái độc cứng nhắc như ngày nào, ông ta "uhm" một tiếng thật to. Khi mẹ Hằng bảo cô bước vào gian chính nghỉ ngơi, Hằng vừa đặt được một chân lên bậc thềm nhà thì bỗng tiếng sủa ở đâu vọng ra dữ dội khiến cô giật thót tim lùi lại. Từ trong nhà lao ra là 2 con chó, 1 mực, 1 vàng. Chúng nó lao ra sủa về phía Hằng dữ dội như kiểu căm ghét cô lắm. Hằng vẫn đứng đó cố chấn tĩnh nhìn hai con chó này, mẹ cô thì quát loạn nhà lên:
- Ơ hai con ngu này, cô chủ của mày đấy! Im mồm ngay!
Mặc cho mẹ Hằng có mắng chửi thế nào bọn chúng cũng không chịu lui bước, cha của Hằng lúc này mới bắt đầu để ý đến biểu hiện lạ lẫm của hai con chó. Mấy tay người nhà tính tiến tới xua đuổi những chúng nó quá dữ. Hằng từ từ tiến tới phía hai con chó, hai con chó thấy Hằng tiến thì chúng nó lùi bước chỉ còn dám gầm gư nhe răng, chân và toàn thân của chúng nó như run lên cầm cập, lông dựng đứng. Hằng ngồi xổm xuống đưa ta ra gọi:
- Lại đây với chị, ngoan nào.
Hai con cho vẫn gầm gừ nhưng chúng nó đưa mũi lại ngửi tay cô, hằng búng nhẹ cái ngón tay út về phía chúng. Chỉ trong tích tắc, hai con chó trở lại bình thường quay đít đi lại vào trong nhà, chúng nó lòng vòng trước bàn thở rồi nằm ngủ gục như chết. Mẹ Hằng nói:
- Hai con điên này là cha con mua về nuôi để canh bàn thờ, cuối cùng cũng nhận ra con là người nhà.
Hằng mỉm cười nhìn mẹ mình, hai người cùng vào nhà ngồi uống nước, cha Hằng vẫn đứng đó nhìn Hằng, có thể ông ta đã nhận ra Hằng vừa làm gì đó với hai con chó của mình. Ngồi uống nước được mấy phút, mẹ Hằng nói:
- Quên mất, con lại thắp hương cho ông bà tổ tiên đi.
Hằng đáp:
- Con đang đến ngày, mẹ thắp hộ con.
Mẹ Hằng không nói gì thêm liền tiến lại thắp hương, Hằng thản nhiên ung dung ngồi ở bàn nước quay người vái cho có rồi thôi. Ông Long nhìn điệu bộ con gái mình từ nãy đến giờ thì cảm thấy có gì đó khác lắm, ông nói:
- Sao? Chuyến ra Bắc vừa rồi của con coi bộ học được khá nhiều thứ ha? Ta thấy con cũng thay đổi di ít nhiều.
Hằng nhìn thẳng vào ánh mắt cha mình, cô cười mỉm nói:
- Đúng đó cha, con học được nhiều hơn cả con mong đợi.
Ông Long nghe thấy cái câu trả lời hàm ý đó thì mặt đanh lại, trong lòng ông bắt đầu suy nghĩ coi Hằng đang có âm mưu gì.