Thủy Hử nghĩa đen là Bến Nước. là một trong Tứ đại danh tác của nền văn học cổ điển Trung Quốc.
Cốt truyện chính của Thủy Hử là sự hình thành và những thành tích của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.
Quá trình tập hợp của các anh hùng thảo dã tại bến nước để hình thành quân khởi nghĩa Lương Sơn Bạc được Thi Nại Am dành 70 hồi để diễn giải. Tuy nhiên, nhân vật đầu tiên được đề cập không phải là một trong các vị anh hùng Lương Sơn, mà là Cao Cầu. Theo ý kiến các nhà nghiên cứu, quá trình thăng tiến của gian thần Cao Cầu chính là sự tố cáo cho chính sự thối nát của nhà Bắc Tống khi đó mà người chịu trách nhiệm cao nhất là hoàng đế Tống Huy Tông, một quân vương chơi bời, không quan tâm tới việc triều chính.
Từ một thảo dân lông bông, Cao Cầu gặp may hết lần này tới lần khác, trở thành sủng thần của vua Tống Huy Tông và được phong chức Thái uý. Mối liên kết giữa các gian thần Cao Cầu, Lương Trung Thư, Vương Tiễn… và bộ máy quan lại tham lam, xảo quyệt, độc ác bên dưới đã làm hại các trung thần của triều đình (Lâm Xung, Võ Tòng, Dương Chí, Tống Giang, Hoa Vinh…) khiến họ lần lượt phải bỏ sự nghiệp đi theo Lương Sơn Bạc.
Cũng có những anh hùng xuất thân nơi thôn dã, không có chức vụ quyền hành nhưng bất bình với sự áp chế, bóc lột của quan lại địa phương như Lý Quỳ, Sử Tiến, Lưu Đường… nên đã ra tay cứu giúp người hoạn nạn hoặc tự cứu bản thân mình, trở thành người phạm tội với triều đình và cũng lên Lương Sơn.
Từng nhóm anh hùng được tập hợp riêng lẻ, rồi sau đó tất cả đều tụ về Lương Sơn.
108 thủ lĩnh Lương Sơn gồm có 36 vị sao Thiên Cương và 72 vị Địa sát, đứng đầu là Tống Giang và cuối cùng là Đoàn Cảnh Trụ.
1. “Hô Bảo Nghĩa” Tống Giang (đầu truyện gọi là “Cập Thời Vũ” Tống Giang)
2. “Ngọc Kỳ Lân” Lư Tuấn Nghĩa
3. “Trí Đa Tinh” Quân sư Ngô Dụng
4. “Nhập Vân Long” Công Tôn Thắng
5. “Đại Đao” Quan Thắng
6. “Báo Tử Đầu” Lâm Xung
7. “Tích Lịch Hỏa” Tần Minh
8. “Song Chiên” Hô Duyên Chước
9. “Tiểu Lý Quảng” Hoa Vinh
10. “Tiểu Toàn Phong” Sài Tiến
11. “Phác Thiên Bằng” Lý Ứng
12. “Mỹ Nhiệm Công” Chu Đồng
13. “Hoa Hoà Thượng” Lỗ Trí Thâm
14. “Hành Giả” Võ Tòng
15. “Song Thương Tướng” Đổng Bình
16. “Một Vũ Tiễn” Trương Thanh
17. “Thanh Diện Thú” Dương Chí
18. “Kim Sang Thủ” Từ Ninh
19. “Cấp Tiên Phong” Sách Siêu
20. “Xích Phát Quỷ” Lưu Đường
21. “Hắc Toàn Phong” Lý Quỳ
22. “Thần Hành Thái Bảo” Đới Tung
23. “Cửu Văn Long” Sử Tiến
24. “Mộc Già Lan” Mục Hoằng
25. “Sáp Sí Hổ” Lôi Hoành
26. “Hỗn Giang Long” Lý Tuấn
27. “Lập Địa Thái Tuế” Nguyễn Tiểu Nhị
28. “Thuyền Hỏa Nhi” Trương Hoành
29. “Đoản Mệnh Nhị Lang” Nguyễn Tiểu Ngũ
30. “Lãng Lý Bạch Điều” Trương Thuận
31. “Hoạt Diêm La” Nguyễn Tiểu Thất
32. “Bệnh Quan Sách” Dương Hùng
33. “Biển Mệnh Tam Lang” Thạch Tú
34. “Lưỡng Đầu Xà” Giải Trân
35. “Song Vĩ Hạt” Giải Bảo
36. “Lãng Tử” Yến Thanh
37. “Thần Cơ Quân Sư” Chu Vũ
38. “Trấn Tam Sơn” Hoàng Tín
39. “Bệnh Uý Trì” Tôn Lập
40. “Xú Quận Mã” Tuyên Tán
41. “Mộc Tỉnh Can” Hắc Tư Văn
42. “Bách Thắng Tướng” Hàn Thao
43. “Thiên Mục Tướng” Bành Dĩ
44. “Thánh Thuỷ Tướng Quân” Đan Đình Khuê
45. “Thần Hỏa Tướng Quân” Ngụy Định Quốc
46. “Thánh Thủ Thư Sinh” Tiêu Nhượng
47. “Thiết Diện Khổng Mục” Bùi Tuyên
48. “Ma Vân Kim Sí” Âu Bằng
49. “Hỏa Nhãn Toan Nghê” Đặng Phi
50. “Cẩm Mao Hổ” Yến Thuận
51. “Cẩm Báo Tử” Dương Lâm
52. “Oanh Thiên Lôi” Lăng Chấn
53. “Thần Toán Tử” Tưởng Kính
54. “Tiểu Ôn Hầu” Lã Phương
55. “Kiển Nhân Quý” Quách Thịnh
56. “Thần Y” An Đạo Toàn
57. “Tử Nhiệm Bá” Hoàng Phủ Đoan
58. “Nụy Cước Hổ” Vương Anh
59. “Nhất Trượng Thanh” Hỗ Tam Nương
60. “Táng Môn Thần” Bào Húc
61. “Hỗn Thế Ma Vương” Phàn Thụy
62. “Mao Đẩu Tinh” Khổng Minh
63. “Độc Hỏa Tinh” Khổng Lượng
64. “Bát Tý Na Tra” Hạng Sung
65. “Phi Thiên Đại Thánh” Lý Cổn
66. “Ngọc Tý Tượng” Kim Đại Kiện
67. “Thiết Địch Tiên” Mã Lân
68. “Xuất Động Giao” Đồng Uy
69. “Phan Giang Thần” Đồng Mãnh
70. “Ngọc Phạn Cang” Mạnh Khang
71. “Thông Tý Viện” Hầu Kiện
72. “Khiêu Giản Hổ” Trần Đạt
73. “Bạch Hoa Xà” Dương Xuân
74. “Bạch Diện Lang Quân” Trịnh Thiên Thọ
75. “Cửu Vĩ Quy” Đào Tôn Vượng
76. “Thiết Phiến Tử” Tống Thanh
77. “Thiết Khiếu Tử” Nhạc Hoà
78. “Hoa Hạng Hổ” Cung Vượng
79. “Tùng Tiến Hổ” Đinh Đắc Tôn
80. “Tiểu Già Lan” Mục Xuân
81. “Thao Đao Quỷ” Tào Chính
82. “Vạn Lý Ma Vương” Tống Vạn
83. “Mô Trước Thiên” Đỗ Thiên
84. “Bệnh Đại Trùng” Tiết Vĩnh
85. “Kim Nhãn Bưu” Thi Ân
86. “Đả Hổ Tướng” Lý Trung
87. “Tiểu Bá Vương” Chu Thông
88. “Kim Tiền Báo Tử” Thang Long
89. “Quỷ Kiểm Nhi” Đỗ Hưng
90. “Xuất Lâm Long” Châu Uyên
91. “Độc Giác Long” Châu Nhuận
92. “Hãn Địa Hốt Luật” Chu Quý
93. “Tiểu Diện Hổ” Chu Phú
94. “Thiết Tý Phụ” Sái Phúc
95. “Nhất Chi Hoa” Sái Khánh
96. “Thôi Mệnh Phán Quan” Lý Lập
97. “Thanh Nhãn Hổ” Lý Vân
98. “Một Diện Mục” Tiêu Đĩnh
99. “Thạch Tướng Quân” Thạch Dũng
100. “Tiểu Uý Trì” Tôn Tân
101. “Mẫu Đại Trùng” Cố Đại Tẩu
102. “Thái Viên Tử” Trương Thanh
103. “Mẫu Dạ Xoa” Tôn Nhị Nương
104. “Hoạt Diện Diêm La” Vương Đình Lục
105. “Hiểm Đạo Thần” Úc Bảo Tứ
106. “Bạch Nhật Thử” Bạch Thắng
107. “Cổ Nhượng Tao” Thời Thiên
108. “Kim Mao Khuyển” Đoàn Cảnh Trụ
Các anh hùng Lương Sơn Bạc thường được nhắc tới gồm có 108 người, tuy nhiên trên thực tế phải là 109 người, nếu tính cả Tiều Cái. Xa hơn nữa, chủ trại đầu tiên là Vương Luân, song Vương Luân nhanh chóng bị trừ khử không đóng vai trò gì đối với sự phát triển của Lương Sơn Bạc và do đó không được nhắc tới và không được tính vào hàng ngũ các anh hùng Lương Sơn.
Mặc dù Tiều Cái không chính thức thuộc về 108 anh hùng Lương Sơn Bạc vì trúng tên chết sớm ở trại Tăng Đầu, nhưng xét ra Tiều Cái là người lãnh tụ đầu tiên từ lúc Lương Sơn mới mở. Đối với các anh hùng Lương Sơn Bạc, từ Tống Giang trở đi, Tiều Cái là thủ lĩnh tối cao và nếu không vì cái chết của Tiều Cái, Tống Giang có thể không trở thành thủ lĩnh của Lương Sơn
Thủy Hử là bộ truyện có nhiều phiên bản khác nhau. Trong đó phiên bản 70 hồi là bản phổ biến nhất được cắt bỏ nhiều đoạn như 108 anh hùng Lương Sơn gia nhập triều đình, đánh Liêu và Phương Lạp.
=> Đọc truyện: Thủy Hử